Chủ nhật, 28/04/2024 | 14:31
RSS

Thế nào là bị cao huyết áp khi mang thai?

Thứ năm, 26/01/2017, 11:39 (GMT+7)

Trong thời kỳ mang thai, áp thu co > 140mmHg và áp giãn nở là > 90mmHg, hoặc trong đó có từ 2 lần trở lên xuất hiện tăng cao, và đo không phải trong cùng ngày thì có thể chẩn đoán là cao huyết áp khi mang thai.

Cao huyết áp khi mang thai

Cao huyết áp khi mang thai 

Cao huyết áp khi mang thai bao gồm mấy tình huống sau đây.

1) Cao huyết áp trước khi mang thai, tức là trước khi mang thai hoặc trước mang thai 20 tuần đã phát hiện huyết áp > 140mmHg, rồi huyết áp tăng cao liên tục tới sau khi đẻ 42 ngày và nước tiểu có cặn đục.

2) Cao huyết áp khi mang thai đơn thuần, tức là mang thai dẫn đến cao huyết áp, thường thấy sau khi mang thai 20 tuần và sau khi đẻ 42 ngày thì phải đỡ.

3) Cao huyết áp trước khi mang thai gộp với cao huyết áp trong khi mang thai kèm theo nước tiểu đục.

4) Cao huyết áp khi mang thai chưa phân loại.

Cao huyết áp khi mang thai có thể căn cứ mức độ tăng cao huyết áp mà phân thành cao huyết áp độ nhẹ (áp thu co ở 140 - 159mmHg và áp giãn nở ở 90 - 109mmHg) và cao huyết áp độ nặng (áp thu co > 150mmHg hoặc áp giãn nở > 110mmHg).

Ở nước ta, cao huyết áp khi mang thai là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mẹ và thai nhi tử vong, phụ nữ mắc cao huyết áp kỳ mang thai dễ phát sinh nhau thai bóc sớm, huyết quản não xảy ra bất ngờ, khí quan suy kiệt và nghẽn máu trong huyết quản (PIC).

Thai nhi càng dễ phát sinh phát dục chậm trong tử cung, đẻ non hoặc thai chết trong bụng. Phụ nữ mang thai phải nằm viện có 1/4 là do cao huyết áp kèm theo. Vì vậy người mắc cao huyết áp khi mang thai cần đi khám kịp thời, điều trị theo lời dặn của thầy thuốc để bảo đảm an toàn cho mẹ và con.

Chu Huyền (Tổng hợp)
Theo Đời sống Plus