Dòng xe Sedan của Vinfast dự kiến ra mắt vào chiều nay giờ Việt Nam tại Paris.
Trong khuôn khổ triển lãm Paris Motor Show 2018, Vinfast lần đầu trình làng 2 mẫu xe mới. Đây là dấu ấn đặc biệt khi một hãng xe Việt Nam xuất hiện tại sân chơi lớn. sánh vai cùng các “ông lớn” của làng xe thế giới
VinFast, một công ty con thuộc tập đoàn Vingroup chính thức là công ty sản xuất xe hơi nội địa đầu tiên của Việt Nam.
Theo Reuters, hai mẫu xe đầu tiên của VinFast là SUV và Sedan, được phát triển dựa trên nền tảng của BMW. Các bộ phận cấu thành được sản xuất bởi Magna Steyr thuộc tập đoàn Magna International của Canada, trong khi đó mẫu thiết kế xe thiết kế bởi hãng thiết kế Pininfarina đến từ Ý.
Tháng 6 năm 2018, General Motors cũng đã đồng ý chuyển giao toàn bộ quyền sở hữu nhà máy GM tại Hà Nội cho VinFast. Hãng xe Việt Nam hiện đã sở hữu quyền sở hữu nền tảng công nghệ của GM để sản xuất các mẫu xe cỡ nhỏ từ năm 2019.
CNBC cũng đánh giá cao việc VinFast làm việc với hàng loạt đối tác lớn như ABB, Bosch, Magna Steyr và Siemens. Dave Lyon, cựu lãnh đạo General Motor được mời về để nắm giữ bộ phận thiết kế, chứng minh 2 mẫu xe này “không nhái theo” BMW 5-Series và SUV X5.
Ông James Deluca, tổng giám đôc VinFast khẳng định: "Việc cộng tác với các doanh nghiệp hàng đầu thế giới tạo cho chúng tôi khả năng phát triển nhanh hơn tiến đến việc sản xuất chiếc xe 100% của VinFast và không giống bất cứ mẫu xe nào hiện đang có trên thị trường", theo Reuters.
Bài đánh giá về Vinfast trên Reuters.
Những cảm nhận đầu tiên từ chuyên gia về xe VinFast
Tác giả David Kiley của Forbes cho rằng mẫu sedan hòa trộn nhiều điểm thiết kế từ những chiếc xe phổ biến. Mẫu crossover cũng chưa có nhiều điểm khác biệt.
“Điều khác biệt duy nhất là chúng đến từ Việt Nam. Sẽ rất thú vị để chờ đợi xem VinFast sẽ định vị thương hiệu như thế nào và cạnh tranh ra sao với các thương hiệu đã gây dựng được tên tuổi”, Forbes kết luận.
Trong khi đó, Andrew Krok của CNET tỏ ra khá hài lòng với thiết kế của xe VinFast. “Bạn có thể không kỳ vọng vào những chiếc xe đến từ một nhà sản xuất lần đầu gia nhập thị trường nhưng quả thật mẫu sedan và SUV của Vinfast trông không khác gì đến từ một nhà sản xuất lâu năm”.
“Cả 2 xe đều có một vài điểm nhấn. Chiếc SUV của VinFast trông như một bản hoàn thiện hơn của chiếc Hyundai Kona còn chiếc sedan cũng khá tuyệt.”
Andrew Krok đánh giá VinFast và Pininfarina thực sự đặt nhiều tâm huyết vào những chiếc xe này.
Những cảm xúc pha trộn giữa hào hứng, tò mò và hoài nghi
Dòng xe SUV của Vinfast.
Khi đưa nhà báo của Reuters đi tham quan nhà máy Vinfast tại đảo Cát Hải (Hải Phòng).
Ông Shaun Calvert, Phó TGĐ Sản xuất & Kỹ thuật Sản xuất của VinFast đã chia sẻ đầy tự hào với phóng: "Có nơi nào trên thế giới này xe ô tô được làm ra với tốc độ nhanh kỷ lục như thế này không?".
“Một nhà sản xuất ôtô lớn thường mất 4-6 năm để đi từ concept đến sản xuất thương mại cho một model hoàn toàn mới. Chúng tôi làm trong 24 tháng khối công việc mà hầu hết nhà sản xuất cần 60 tháng để làm", CEO James DeLuca hào hứng chia sẻ.
Tuy nhiên CNBC nhận định để startup trong lĩnh vực sản xuất xe hơi là không hề đơn giản. Ví dụ điển hình chính là các khó khăn mà hãng xe Proton từ Malaysia đang gặp phải.
CNBC cũng đặt ra dấu hỏi về nhu cầu thị trường đối với xe VinFast tại Việt Nam.
Với 93 triệu người, dân số Việt Nam lớn hơn Hàn Quốc. Tuy nhiên, thị trường xe ở đây khá nhỏ, chỉ khoảng 300.000 chiếc/năm, theo Mike Dunne, nhà phân tích độc lập, người đã theo dõi thị trường châu Á hơn 3 thập kỷ. Trong khi thu nhập bình quân ở VN chỉ xấp xỉ 2.000 USD/năm.
Hiện nay, phần lớn xe ô tô bán ở Việt Nam mang thương hiệu quốc tế nhưng được lắp ráp trong nước từ các linh kiện nhỏ. Tuy nhiên hàng loạt các hiệp định thương mại tự do đã giảm thuế nhập khẩu và đang mở rộng thị trường. 30% thuế nhập khẩu xe ô tô đối với các nước Đông Nam Á được bỏ trong năm nay.
Ông James Deluca – Tổng Giám đốc VinFast chia sẻ trước thềm Paris Motor Show: "Chúng tôi đang tìm kiếm cơ hội để mở rộng thị trường khu vực ASEAN và các thị trường khác".
CNBC cũng đồng tình cho rằng cách tốt nhất để Vinfast có thị trường là đi ra nước ngoài, nhất là thị trường Đông Nam Á.
Xem thêm Clip: Có 5,6 tỷ USD, ông Phạm Nhật Vượng đã “bỏ xa” Chủ tịch Hyundai