Chủ nhật, 19/01/2025 | 01:15
RSS

Táo bón lâu ngày có phải là dấu hiệu sức khỏe đang “kêu cứu”?

Thứ ba, 29/08/2023, 13:49 (GMT+7)

Táo bón lâu ngày không chỉ gây khó chịu, mệt mỏi mà còn là dấu hiệu cảnh báo sức khỏe đang có vấn đề. Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến táo bón kéo dài để xử trí phù hợp.

Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến táo bón lâu ngày

Thế nào là táo bón kéo dài? 

Táo bón kéo dài hay táo bón mãn tính là tình trạng nhu động ruột không hoạt động bình thường trong nhiều tuần liền, đi đại tiện ít hơn 3 lần/tuần.
 
Người bị táo bón mãn tính thường ít đi đại tiện, gặp khó khăn khi đi đại tiện, dù rất muốn nhưng ngồi lâu vẫn không thể đi được. 
 
Khi đại tiện thì phân khô cứng, phải rặn mạnh, đôi khi bị đau và chảy máu trong lúc đi và phải mất thời gian lâu mới đi được. 
 
Táo bón kéo dài có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như nứt hậu môn, bệnh trĩ, suy giảm sức đề kháng, thậm chí là ung thư
 
Táo bón kéo dài khiến phân khô cứng, phải rặn mạnh khi đi đại tiện

Nguyên nhân gây táo bón lâu ngày

Lối sống và chế độ ăn uống 

Chế độ ăn uống không lành mạnh và ít vận động là những nguyên nhân phổ biến nhất dẫn đến táo bón. 
 
• Ăn nhiều thịt và các sản phẩm từ sữa 
• Ăn nhiều thực phẩm chế biến sẵn
• Ăn nhiều thực phẩm chứa chất béo và đường 
• Ăn ít thực phẩm chứa chất xơ 
• Uống ít nước và các chất lỏng khác
• Uống nhiều rượu hoặc cà phê (vì những thứ này gây mất nước)
• Lười vận động 
• Thường nhịn đi vệ sinh khi có nhu cầu 
 
Thay đổi chế độ ăn uống và lối sống sẽ giúp thuyên giảm tình trạng táo bón. 
 
Tuy nhiên, nếu đã áp dụng các biện pháp này mà vẫn bị táo bón, kèm theo các triệu chứng khác như mệt mỏi, rụng tóc, đau bụng, cân nặng thay đổi đột ngột… thì tốt nhất là nên đến bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị, vì có thể táo bón là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó. 

Viêm đại tràng thể táo bón

Viêm đại tràng thể táo bón hay còn gọi là hội chứng ruột kích thích, là một rối loạn chức năng đại tràng. Nguyên nhân gây ra hội chứng này chưa được hiểu rõ, nhưng dường như có liên quan đến cách kết nối giữa não và đường ruột. 
 
Viêm đại tràng thể táo bón là do cơ thể hấp thu nước quá nhiều khiến phân bị khô cứng, nằm lại ở trực tràng lâu hơn. 
 
Viêm đại tràng thể táo bón có liên quan đến kết nối giữa não và đường ruột

Dấu hiệu của suy giáp 

Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hormone sẽ có thể tác động mạnh mẽ đến quá trình trao đổi chất. Sự trao đổi chất chậm chạp dẫn đến toàn bộ quá trình tiêu hóa bị chậm lại, và gây ra táo bón.
 
Các triệu chứng của bệnh suy giáp thường phát triển chậm theo thời gian. Ngoài táo bón, người bệnh còn bị mệt mỏi, hay lạnh, da khô, tăng cân, kinh nguyệt không đều, tóc rụng, móng tay giòn, suy giảm trí nhớ, mặt sưng húp… 

Bệnh tiểu đường

Lượng đường trong máu cao ở bệnh tiểu đường loại 1 và 2 có thể dẫn đến bệnh thần kinh do tiểu đường hoặc tổn thương thần kinh. Tổn thương dây thần kinh kiểm soát đường tiêu hóa có thể dẫn đến táo bón.
 
Các triệu chứng bệnh tiểu đường sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu không được điều trị. Cùng với táo bón, tiểu đường còn gây ra các triệu chứng khác như hay khát nước, đi tiểu thường xuyên (đặc biệt là vào ban đêm), mệt mỏi, giảm cân, mờ mắt… 

Lo lắng, căng thẳng

Khi bạn lo lắng hoặc căng thẳng, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ “bỏ chạy hoặc chiến đấu”. Hệ thống thần kinh giao cảm bắt đầu hoạt động, điều đó có nghĩa là quá trình tiêu hóa bị trì hoãn.
 
Nếu lo lắng kéo dài, thì quá trình tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng lớn, dẫn đến táo bón mãn tính. 

Trầm cảm

Trầm cảm có thể gây táo bón vì nhiều lý do. Những người bị trầm cảm có thể nằm trên giường cả ngày và ít vận động. Họ cũng có thể thay đổi chế độ ăn uống, ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều đường, chất béo, thậm chí ăn liên tục dẫn đến táo bón. 

Các vấn đề sức khỏe khác 

Trong một số trường hợp, triệu chứng táo bón có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn như: 
 
• Bệnh đa xơ cứng: gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh
• Tăng canxi máu 
• Bệnh Parkinson: một phần não bị tổn thương dần dần
• Tắc ruột
• Ung thư ruột 

Bị táo bón lâu ngày phải làm sao? 

Phương pháp điều trị táo bón phụ thuộc vào nguyên nhân gây ra bệnh. Dù là nguyên nhân gì và điều trị ra sao, người bệnh cũng cần chú ý thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh và lối sống khoa học. Bởi táo bón có liên quan mật thiết đến chế độ ăn uống và lối sống. 

Thay đổi lối sống 

Để giảm táo bón cũng như phòng ngừa táo bón tái phát, nên vận động nhiều hơn, tạo thói quen tập thể dục 30 phút mỗi ngày, tập 5 ngày mỗi tuần. Tập thể dục giúp nhu động ruột hoạt động tốt hơn, quá trình tiêu hóa diễn ra thuận lợi hơn. 
 
Đồng thời, cũng nên tạo thói quen đi đại tiện ngay khi có nhu cầu. 

Thay đổi chế độ ăn uống lành mạnh 

Để giảm táo bón, nên áp dụng ngay các cách sau: 
  • Uống nhiều nước, hạn chế rượu và cà phê 
  • Hạn chế thịt đỏ và các thực phẩm chế biến sẵn 
  • Ăn nhiều thực phẩm chứa chất xơ: rau chân vịt, mùng tơi, súp lơ, chuối, khoai lang, yến mạch… 
Các thực phẩm giàu chất xơ nên thêm vào chế độ ăn uống

Bổ sung men vi sinh

Men vi sinh có chứa vi khuẩn có ích, khi bổ sung một lượng đủ lớn vào đường ruột sẽ giúp thiết lập cân bằng hệ vi sinh đường ruột, hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa. 
 
Nên bổ sung men vi sinh thường xuyên để đường ruột khỏe mạnh và tiêu hóa tốt hơn, ngăn ngừa các tình trạng rối loạn tiêu hóa như đau bụng, ăn chậm tiêu, táo bón, đi ngoài phân sống…
 
Trên thị trường có nhiều loại men vi sinh, nên chú ý chọn sản phẩm có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii. Bào tử là dạng “ngủ đông” của lợi khuẩn, với nhiều lớp áo bảo vệ lõi bào tử. Nhờ đó, bào tử có thể dễ dàng vượt qua “hàng rào” axit, dịch vị dạ dày, vào đến đường ruột với tỷ lệ sống sót cao. Tại đây, bào tử sẽ hút nước và phát triển thành lợi khuẩn bình thường, phát huy công dụng của mình. 
 
Trên đây là các nguyên nhân dẫn đến táo bón lâu ngày và một số phương án xử trí phù hợp, bạn có thể tham khảo để áp dụng ngay khi cần. 
 

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe

BIO VIGOR Men vi sinh 

Giúp bổ sung vi khuẩn có ích, hỗ trợ tái lập hệ vi sinh đường ruột
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: đau bụng, đầy hơi, chướng bụng, ăn chậm tiêu, phân sống do mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột.
Đối tượng sử dụng: 
Người lớn và trẻ em từ 1 tuổi trở lên tiêu hóa kém. Trẻ em dưới 2 tuổi phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng
Người lớn và trẻ em bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột, dùng kháng sinh dài ngày. 
Trẻ suy dinh dưỡng, chậm lớn, biếng ăn. 

Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT

 

Anh Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại