Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:24
RSS

Tại sao trẻ đã ngủ ngon rồi mà cứ đặt xuống là tỉnh như sáo?

Thứ tư, 21/12/2016, 17:41 (GMT+7)

Đây có lẽ là câu hỏi mà rất nhiều cha mẹ thắc mắc trong quá trình chăm sóc con nhỉ. Hãy cùng Đời sống plus đi tìm câu trả lời nhé!

Khi nuôi con nhỏ, có nhiều bà mẹ thương xuyên gặp phải tình huống như: sau những lời hát ầu ơ ngọt ngào, con yêu bắt đầu say giấc nồng, ngoan ngoãn nằm trong vòng tay ấm áp của mẹ. Khi đó, mẹ chuẩn bị đặt con xuống nôi để tranh thủ nghỉ ngơi một lát, hay đi làm vài việc vặt, thì chưa kịp quay lưng bước đi, con đã tỉnh dậy từ lúc nào.

Kịch bản đó cứ lặp đi lặp lại hàng, có khi kéo dài suốt cả buổi khiến nhiều bà mẹ vô cùng sốt ruột. Vậy đã bao giờ bạn thắc mắc lý do vì sao lại có hiện tượng trẻ đã ngủ ngon rồi mà cứ đặt xuống là tỉnh như sáo chưa?

Thực ra, có hai lý do chính dẫn đến việc này:

tại sao con nhanh tỉnh giấc1

Tại sao con nhanh tỉnh giấc là câu hỏi được nhiều người quan tâm

Chu kì giấc ngủ của bé hoàn toàn khác người lớn

Phải mất đến 20 phút trẻ mới ngủ sâu được, điều đó có nghĩa là chúng có thể bị đánh thức một cách rất dễ dàng trước khoảng thời gian này.

Nếu bạn cố gắng đặt con xuống giường quá sớm, đó có thể là một trong những nguyên nhân khiến bé tỉnh dậy sớm.

Tuy nhiên, có một số bố mẹ cho rằng, cho dù họ ôm con trên tay đến lúc con ngủ thật sâu thì tình hình cũng chẳng khá hơn. Nếu vậy thì hãy đến với lý do thứ hai.

tại sao con nhanh tỉnh giấc3

Nhiiều bà mẹ thắc mắc tại sao con hay thức giấc  

Trẻ sơ sinh cảm nhận được sự khác lạ và muốn có người ở bên chăm sóc

Giáo sư James McKenna giải thích vấn đề này như sau: "Trẻ sơ sinh có thiết kế sinh học để cảm nhận được những vấn đề nguy hiểm sẽ xuất hiện khi bị tách ra khỏi người chăm sóc.

Chúng cảm nhận qua làn da rằng có điều gì đó khác lạ như thiếu mất những cái vuốt ve tình cảm của bố mẹ, nhiệt độ cơ thể của mẹ, mùi sữa mẹ, bầu ngực mẹ nhấp nhô theo từng hơi thở... Trẻ sơ sinh sẽ được cảnh báo rằng mình sắp bị bỏ rơi và tất nhiên chúng phải làm gì đó để giữ người chăm sóc lại".

Bộ não của trẻ sơ sinh chưa phát triển đủ để biết rằng chúng là một người độc lập với mẹ mình (điều này kéo dài đến hết tháng thứ 9 tháng).

tại sao con nhanh tỉnh giấc3

Trẻ sơ sinh luôn muốn có người ở bên chăm sóc

Chúng chỉ biết rằng cứ khóc là có mẹ đến và mình an lòng. Con bạn vừa đến từ một nơi mà con không cảm thấy sợ hãi, đói, lạnh... Đó là một môi trường hoàn hảo, mọi thứ đều thoải mái ở trong bụng mẹ.

Vì vậy, khi đến nơi lạ lẫm ở bên ngoài, phải thay đổi hoàn toàn môi trường, con sẽ bị bối rối và sợ hãi với những thay đổi đó.

Nếu bạn có đứa con 1 tháng tuổi, bạn hãy nhớ thật kỹ rằng con mới ra khỏi tử cung bạn được 4 tuần thôi. Nhưng không phải chỉ có trẻ sơ sinh mới có cảm giác cần bám lấy mẹ, điều này cũng xảy ra với trẻ chập chững biết đi.

Não của con chưa đủ phát triển để hiểu chúng ta đang làm gì. Cho đến lúc đó, bạn cần nhớ rằng, sự đồng cảm, yêu thương và nuôi dưỡng là chìa khóa hoàn hảo để giúp con phát triển cảm giác an toàn của sự tự tin và độc lập.

tại sao con nhanh tỉnh giấc4

Mẹ hãy kiên nhẫn để an ủi con nhé!

Đã hiểu được nguyên nhân, vậy mẹ nên làm gì khi gặp phải tình huống này?

Rõ ràng bạn không thể thay đổi từ góc độ sinh học nhưng bạn phải hiểu rằng con cần cảm nhận được sự an toàn giai đoạn đầu đời.

Nếu bạn đặt con xuống và con bắt đầu mở mắt to, khóc lóc, bạn sẽ phải an ủi con ngay tại giường. Nếu điều này vẫn không giúp ích được gì hoặc nếu bé ngày càng khóc ngày càng to thì bạn bế con lên để ấp ủ, ru lại từ đầu.

Bạn hãy tự nhủ rằng đây chỉ là giai đoạn đầu, chỉ là tạm thời và mọi thứ sẽ qua nhanh chóng thôi. Khi con ra khỏi vòng tay an toàn của bạn, con sẽ cảm thấy tự tin hơn, có khả năng tự trấn an bản thân mình. Đây là một bước đi rất cần thiết đối với con đó các mẹ à.

L.H (T/h)
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.