Bàn tay
Bàn tay của trẻ nhỏ là một trong những cơ quan chủ yếu giúp trẻ sơ sinh nhận biết được sự vật, đồng thời đó cũng là một trong các cơ quan xúc giác quan trọng nhất của trẻ nhỏ. Từ bàn tay bé nhỏ ấy, trẻ có thể tiếp xúc với nhiều đối tượng, sự vật và sau đó truyền đến não để nhận thức về thế giới xung quanh.
Những hoạt động của ngón tay sẽ kích thích não bộ tiếp nhận và xử lý thông tin bên ngoài. Do vậy, những ngón tay nhỏ của trẻ càng linh hoạt thì sẽ càng thiết lập được nhiều liên kết với tế các bào thần kinh vỏ não, giúp thúc đẩy sự phát triển của các tế bào não, do đó vì vậy giúp trẻ thông minh hơn.
Ba mẹ đừng ngăn cản bàn tay và những ngón tay của bé được chạm vào mọi thứ xung quanh có thể. Hãy bỏ qua tâm lý sợ con bị lem luốc, bẩn tay, đừng suốt ngày bọc tay con trong những chiếc bao tay kín mít.
Chân
Chân của trẻ nhỏ được bao phủ bởi vô số dây thần kinh có liên quan đến những bộ phận khác trên cơ thể của con người. Nếu kích thích thường xuyên những chỗ này, sẽ điều chỉnh chức năng dẫn truyền thần kinh và thúc đẩy sự phát triển của trẻ.
Những đứa trẻ đi chân đất thường ít bị cảm lạnh
Không phải vô cớ mà trẻ em Nhật Bản lại hay được khuyến khích đi chân trần hoạt động. Theo một nghiên cứu được đăng tải trên báo Khám Phá, sân trường là nền đất hoặc cát sẽ rất tốt trong việc kích thích lòng bàn chân của trẻ.
Những đứa trẻ đi chân đất thường ít bị cảm lạnh, ít nô đùa, chạy nhảy, thích học và đạt điểm số cao hơn những đứa trẻ lúc nào cũng đi giày dép. Từ đó, giúp hình thành nên thói quen sạch sẽ và có trách nhiệm với cá nhân, với tập thể ở trẻ. Những đứa trẻ đi chân đất trong trường học cũng ít gặp các vấn đề và bệnh khi mang giầy dép.
Bố mẹ nên cho trẻ đi chân trần nhiều hơn
Mẹ đừng ngại cho con được chạm chân trần xuống các bề mặt khác nhau. Đi chân trần có thể kích thích các đầu dây thần kinh nhạy cảm ở bàn chân bé, hiệu quả cao trong việc thúc đẩy sự phát triển trí tuệ.
Mặt khác, đi bộ chân trần còn có thể kích thích nhu động ruột của bé, cải thiện khả năng tiêu hóa, giúp cơ thể trẻ khỏe mạnh hơn.