Chủ nhật, 06/10/2024 | 23:48
RSS

Tại sao trào ngược dạ dày lại gây ho?

Thứ ba, 27/08/2019, 09:49 (GMT+7)

Bạn bị ho liên tục nhiều ngày mà không rõ nguyên nhân. Nếu không phải vì các nguyên nhân như cảm cúm, viêm họng thì rất có thể bạn đã bị ho do trào ngược dạ dày.

Nguyên nhân gây ho do bị trào ngược dạ dày

Ho kèm ợ chua, ợ hơi thì đây chính là một trong các biểu hiện trào ngược dạ dày

Ho dai dẳng do trào ngược dạ dày

Khi bị ho liên tục nhiều ngày, chúng ta thường nghĩ là do các bệnh đường hô hấp như viêm thanh quản, viêm phế quản hoặc đau họng. Tuy nhiên, nếu ho kèm theo các biểu hiện khác như ợ hơi, ợ chua, nóng dạ dày thì đó là biểu hiện trào ngược dạ dày.

Có khoảng 25% số  người bị trào ngược dạ dày gặp phải triệu chứng ho dai dẳng.  Người bệnh sẽ cảm nhận được cảm giác nóng rát ở phần giữa ngực và phía sau xương ức. Những biểu hiện này xuất hiện từ vùng thượng vị sau đó lan từ từ lên cổ.

Khi khám họng, vùng họng sẽ cho thấy những vết đỏ và xung huyết. Cơn ho sẽ kéo dài và với tần suất ngày một nhiều hơn sau khi ăn xong hoặc vào ban đêm. Người bệnh nếu không có phương pháp xử lý trào ngược dạ dày kịp thời sẽ dẫn tới hiện tượng ho mạn tính rất khó đẩy lùi và gặp phải nhiều biến chứng.

Nguyên nhân trào ngược dạ dày gây ho

  • Viêm loét dạ dày - tá tràng: Viêm loét khiến cho hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng và hoạt động kém hiệu quả. Thức ăn bị tiêu hóa chậm sinh hơi, khí trong dạ dày, khiến dạ dày tiết nhiều acid, kích thích tính trào ngược.
  • Căng thẳng, stress: Khi thần kinh bị căng thẳng, lo âu sẽ tiết ra cortisol. Cortisol làm tăng nồng độ acid trong dạ dày, trương lực co bóp đẩy mạnh kích thích dịch vị dạ dày trào ngược lên thực quản.

trào ngược dạ dày do căng thẳng kéo dài

Stress triền miên là một nguyên nhân dẫn đến trào ngược dạ dày – thực quản

  • Béo phì: Trọng lượng cơ thể tạo áp lực cho cơ thắt thực quản dưới giãn nở, tạo điều kiện cho trào ngược acid dạ dày xảy ra.
  • Ăn uống thiếu khoa học: Ăn nhanh, ăn quá no, vận động mạnh sau khi ăn xong,... có thể gây ra rối loạn tiêu hóa và dẫn tới trào ngược dạ dày.
  • Do bẩm sinh: Chức năng cơ thắt thực quản dưới kém, người bệnh bị sa dạ dày, người bị thoát vị cơ hoành...

Trào ngược dạ dày gây ho dựa vào 2 cơ chế là thần kinh cơ và loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp:

  • Cơ chế thần kinh cơ: Axit trào ngược từ dạ dày lên thực quản có thể tràn sang phổi. Khi đó, cơ chế phản xạ nằm ở đường hô hấp dưới được kích thích. Nó sẽ khiến cơ thể ho để ngăn axit dạ dày đi vào phổi.
  • Cơ chế loại bỏ chất kích thích trong đường hô hấp: Trào ngược dạ dày khiến cơ thắt thực quản dưới hoạt động yếu. Khi cơ quan này đóng mở không như bình thường có thể khiến cho axit dạ dày trào lên thực quản. Axit từ thực quản có thể nhỏ vào mạng lưới đường thở nằm bên trong phổi. Tuy nhiên, cơ thể sẽ loại bỏ mọi chất kích thích có tại đường thở bằng cách ho để đẩy dị vật ra ngoài.

Điều trị trào ngược dạ dày – thực quản

Theo Y học hiện đại sau khi chẩn đoán, điều trị bệnh sẽ gồm nhiều thuốc phối hợp như: Thuốc kháng acid dạ dày, thuốc trung hòa acid, thuốc giãn cơ – giảm đau.  Các nhóm thuốc này thường có tác dụng phụ và gây bất tiện cho bệnh nhân. Ngày nay các chuyên gia đầu ngành đều cho rằng để điều trị dứt điểm bệnh nên kết hợp Đông Y và Tây Y, để tạo sự cân bằng tốt nhất cho sức khỏe của bệnh nhân, trong đó thuốc Đông Y thế hệ 2 là giải pháp mới điều trị hiệu quả Viêm loét dạ dày và hạn chế tái phát bệnh.

Thuốc Dạ Dày Đông y thế hệ 2 được phát triển từ bài thuốc bí truyền có hiệu quả vượt trội, có tác dụng hành khí, hòa vị, tán hàn, chỉ thống. Thuốc điều trị hiệu quả chứng bệnh viêm loét do dư acid dạ dày, trào ngược, đầy bụng khó tiêu đầy hơi, giảm nhanh cơn đau dạ dày. Thuốc được sản xuất tại nhà máy chuẩn GMP – WHO với nguồn nguyên liệu thảo được được kiểm duyệt gắt gao, giúp đảm bảo chất lượng thuốc và phù hợp cho bệnh nhân điều trị lâu dài.

 

Khánh Ngô
Theo Đời sống Plus/GĐVN