Thứ sáu, 19/04/2024 | 18:55
RSS

Tại sao huyết áp người già lúc cao lúc thấp khó khống chế?

Thứ bảy, 28/01/2017, 22:04 (GMT+7)

Huyết áp ở người già có hệ số khá cao và cũng rất khó để khống chế. Tuổi từ 60 trở lên, cứ 2 người có 1 người già mắc bệnh cao huyết áp.

Huyết áp ở người già

Huyết áp ở người già

Người già mắc chứng cao huyết áp thường có chứng khác đi theo, như bệnh động mạch vành tim, tâm lực suy kiệt, bệnh huyết quản não, công năng thận suy yếu, bệnh tiểu đường, nếu trong thời gian dài khống chế không tốt, càng dễ phát sinh bệnh tim, não, thận, mắt.

Về mức huyết áp ở người già thì áp thu co của người già thường tăng cao, mạch áp tăng lớn, đồng thời huyết áp dao động cũng lớn, huyết áp buổi sáng sớm thường có hiện tượng tăng cao nhiều.

Cao huyết áp và thấp huyết áp ở người già do thay đổi động tác của cơ thể (đang ngồi nằm đổi thành tư thế đứng, cảm thấy đầu choáng váng hoặc gục ngã) và huyết áp thấp sau khi ăn (sau khi ăn 2 giờ, áp thu co hạ chừng > 20mmHg) hoặc do hạ thấp huyết áp mà đầu váng mất sức.

Khi huyết áp dao động rất mạnh, cơ thể tăng thêm nguy cơ phát sinh bệnh huyết quản tim. Huyết áp ở người già ban ngày và ban đêm có trị số chênh lệch khác thường, tăng nhiều hoặc giảm nhiều do tinh thần căng thẳng dẫn đến cao huyết áp áo blu trắng cũng tăng nhiều.

Đặc điểm nói trên liên quan đến động mạch xơ cứng làm thành huyết quản kém đàn hồi và công năng điều tiết huyết áp suy thoái, gây khó khăn cho điều trị hạ huyết áp.

Vì vậy người cao tuổi cần chú ý giám sát huyết áp, tích cực điều trị, sau khi uống thuốc thấy khó chịu cần nói cho thầy thuốc biết để giảm bớt phát sinh bệnh huyết quản tim, não.

Chu Huyền (Tổng hợp)
Theo Đời sống Plus