Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:33
RSS

Tắc nghẽn mạch máu não có nguyên nhân từ đâu? Điều trị như thế nào?

Thứ năm, 23/02/2023, 06:27 (GMT+7)

Tắc nghẽn mạch máu não là căn bệnh nguy hiểm và gây ra các di chứng nặng nề. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng tắc nghẽn mạch máu não, dấu hiệu nhận biết là gì và làm thế nào để phòng tránh?

Tắc nghẽn động mạch gây ra rất nhiều bệnh về mạch máu nguy hiểm. Hầu như mọi người thường có quan điểm sai lầm rằng tắc nghẽn động mạch chỉ xảy ra ở người lớn tuổi. Tuy nhiên, nhiều trường hợp, những người trẻ trong độ tuổi 20 cũng mắc phải bệnh này.

Bài viết sau đây sẽ cung cấp thêm cho người đọc những kiến thức liên quan đến bệnh lý tắc nghẽn mạch máu não.

1. Tắc nghẽn mạch máu não là gì?

tac-nghen-mach-mau-la-gi

Tắc nghẽn mạch máu não là hiện tượng xuất hiện cục máu đông hoặc các mảnh xơ vữa gây nghẽn ngay vị trí mạch có kích thước nhỏ hơn kích thước huyết khối. Trong trường hợp máu đông không thể tự phân nhỏ để tiếp tục chuyển dịch, động mạch sẽ không được cung cấp oxy và và dinh dưỡng kịp thời dẫn đến hoại tử. 

2. Những nguyên nhân gây tắc nghẽn mạch máu não

2.1. Ít vận động

Những đối tượng ít vận động có nguy cơ mắc bệnh tắc nghẽn mạch máu não cao hơn người bình thường. Đặc biệt đối với những người có mắc vài bệnh lý như: đái tháo đường, huyết áp cao, tim mạch… càng dễ xảy ra tai biến. 

Đó là lý do vì sao các chuyên gia luôn khuyên bạn nên tập thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe và duy trì việc tuần hoàn máu lưu thông tốt trong cơ thể.

2.2. Thừa cân, béo phì

Y học khuyến cáo, những người béo phì không những dễ gặp các vấn đề về xương khớp do tạo áp lực lớn từ trọng lượng cơ thể mà còn có nguy cơ cao mắc phải tai biến do tắc nghẽn mạch máu não. 

Hiện tượng này là do lượng cholesterol xấu trong máu gây ra tình trạng xơ vữa động mạch, làm hẹp thành động mạch do xơ mỡ đóng bám. Từ đó làm ảnh hưởng đến hiệu quả bơm máu đến các cơ quan và góp phần tạo thành huyết khối.

2.3. Nhịp tim bất thường

Người mắc bệnh về tim như hở van tim, tim chậm nhịp, hẹp van tim… thường gặp phải nguy cơ đột quỵ cao. Cụ thể, nhịp tim rối loạn có thể dẫn đến tình trạng thiếu máu hoặc tích tụ huyết khối làm tắc nghẽn động mạch. Máu đóng cục khi di chuyển đến động mạch não dễ gây đột quỵ nguy hiểm đến sức khỏe.

3. Tắc nghẽn mạch máu não có nguy hiểm không?

Tắc nghẽn mạch máu não tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, nếu xử lý càng chậm càng dẫn đến những di chứng nghiêm trọng. Hậu quả xấu nhất có thể gây liệt nửa người, suy giảm nhận thức, méo mặt và thậm chí dẫn đến tử vong nếu kéo dài quá 24 giờ.

4. Dấu hiệu của người bị tắc nghẽn mạch máu não

Những dấu hiệu tình trạng bệnh tắc nghẽn mạch máu não mà bạn nên chú ý là:

  • Chóng mặt: tắc nghẽn mạch máu não gây thiếu dưỡng chất và oxy cung cấp khiến người mắc phải hay chóng mặt, hoa mắt, nôn mửa thường xuyên.
  • Tăng huyết áp: Bất ngờ tăng huyết áp trong khi không có lịch sử mắc bệnh trước rất có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đã mắc phải chứng tắc nghẽn mạch máu.
  • Buồn ngủ: liên tục buồn ngủ và ngáp nhiều có thể là dấu hiệu của chứng tắc nghẽn mạch máu. Nếu gặp phải tình trạng này quá thường xuyên, bạn nên thăm khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

huyet-ap-cao

5. Triệu chứng của tắc nghẽn mạch máu

Triệu chứng của tắc nghẽn mạch máu sẽ phụ thuộc vào vị trí của các mảng bám động mạch tích tụ. Dưới đây là một số triệu chứng và tình trạng bệnh lý phổ biến nhất:

  • Bệnh động mạch vành: Đây là bệnh lý xuất hiện khi các mảng bám tích tụ bên trong những động mạch có chức năng vận chuyển máu đến tim, nó có thể dẫn đến các cơn đau tim.
  • Bệnh động mạch ngoại biên: Bệnh lý này xảy ra khi tình trạng tắc nghẽn những động mạch có chức năng vận chuyển máu đến phần chân phía dưới và những khu vực xa nhất của cơ thể.
  • Bệnh động mạch cảnh: Là tình trạng các động mạch có chức năng cung cấp oxy lên não bị tắc nghẽn, dẫn đến các cơn đột quỵ.

6. Chế độ ăn uống cho người nghẽn mạch máu

Theo các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, người bị bệnh tắc nghẽn mạch máu nên ưu tiên các loại thực phẩm dưới đây:

6.1. Bông Cải Xanh (Broccoli)

Bông cải xanh có hàm lượng vitamin K cao giúp ngăn ngừa sự vôi hóa hoặc xơ cứng động mạch, bên cạnh đó thực phẩm này cũng chứa nhiều chất dinh dưỡng có công dụng bảo vệ chống lại quá trình oxy hóa của các cholesterol xấu.

Trong bông cải xanh còn chứa nhiều chất xơ giúp kiểm soát tình trạng căng thẳng, điều chỉnh huyết áp, và ngăn ngừa mảng bám tích tụ trong thành động mạch.

6.2. Trà Xanh

tra-xanh-chua-tac-nghen-mach-mau

Trà xanh có thành phần rất giàu chất chống oxy hóa thực vật, có tác dụng ngăn cản sự hấp thu cholesterol trong quá trình tiêu hóa. Bạn nên uống 1 – 2 tách trà xanh hàng ngày để cải thiện mức lipid trong máu và ngăn ngừa tắc nghẽn động mạch. 

6.3. Cá Thu

Cá thu là thực phẩm có chứa nhiều omega-3 giúp giảm cholesterol xấu, huyết áp và duy trì độ đàn hồi của mạch máu. Cá thu cũng là nguồn thực phẩm cung cấp vitamin D phong phú giúp giảm huyết áp một cách hiệu quả, ngăn ngừa đau tim. Do vậy đây là thực phẩm tốt tốt giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu.

6.4. Đậu Đen

Đậu đen là thực phẩm rất tốt giúp giảm nguy cơ tắc nghẽn mạch máu. Trong đậu đen có chứa nhiều chất xơ giúp làm giảm hàm lượng cholesterol và do vậy giúp cơ thể tránh nguy cơ bệnh tim. 

6.5. Củ Nghệ

Tình trạng viêm là một trong những nguyên nhân chính gây xơ cứng động mạch. Trong thành phần của củ nghệ có chứa chất chống viêm, do vậy ăn nghệ có tác dụng ngăn ngừa tình trạng tắc nghẽn mạch máu não.

6.6. Quả Nam Việt Quất

Kali có trong thành phần của quả nam việt quất có thể làm giảm huyết áp và giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tim. Do vậy đây cũng là thực phẩm mà người có nguy cơ tắc nghẽn mạch máu nên ăn.

6.7. Quả Bơ

bo-giam-thieu-mau-nao

7. Phương pháp Phòng ngừa và Điều trị tắc nghẽn mạch máu

Để hạn chế và kiểm soát các mảng bám ở động mạch và điều trị bệnh tắc nghẽn động mạch, cần xây dựng một lối sống lành mạnh với những phương pháp cụ thể sau đây:

  • Cắt giảm bớt lượng cholesterol: Cắt giảm lượng cholesterol nếu đang gặp phải tình trạng tắc nghẽn động mạch. Để đảm bảo, chỉ nên bổ sung dưới 200 miligam cholesterol mỗi ngày.
  • Hạ thấp lượng chất béo: Theo Cơ quan Quản lý Dược- Thực phẩm của Hoa Kỳ, không nên nạp quá 10% lượng calo chất béo đã bão hòa trên tổng số lượng calo nạp vào cơ thể. Nếu đang bị tắc nghẽn động mạch thì con số này không được vượt quá 7%.
  • Bỏ thuốc lá: Hút thuốc lá có thể làm cho chứng tắc nghẽn động mạch trở nên trầm trọng hơn. Vì vậy, nếu đã mắc chứng bệnh này thì bạn cần phải bỏ thuốc lá ngay.
  • Tập thể dục hằng ngày: Đây là một thói quen tốt, giúp cho hệ thống tim và mạch máu được tập luyện, có thể đảo ngược quá trình tắc nghẽn động mạch, làm cho tim khỏe hơn và giúp giảm huyết áp.
  • Ăn một số loại thực phẩm đặc biệt: Cần bổ sung một số loại thực phẩm có thể giảm mức cholesterol cũng như làm giảm tình trạng đông máu như tỏi, dâu, táo, hành, rượu vang đỏ, nước ép nho, trà xanh… Đây đều là những thực phẩm có khả năng hạ mức LDL cholesterol khá hiệu quả.
  • Kiểm tra sức khỏe thường xuyên: Đây là việc làm cần thiết giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện những triệu chứng của các căn bệnh và điều trị kịp thời.

kham-suc-khoe-dinh-ky

thông tin tư vấn

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại