Thứ tư, 30/10/2024 | 16:52
RSS

Sưng nướu răng khôn: Cách khắc phục ngay tại nhà

Thứ tư, 30/10/2024, 16:52 (GMT+7)

Sưng nướu răng khôn gây sưng đau, vô cùng khó chịu. Tìm hiểu một số cách giảm đau sưng nướu răng khôn ngay tại nhà.

Tìm hiểu một số cách giảm đau sưng nướu răng khôn
MỤC LỤC:
• Biểu hiện sưng nướu răng khôn
• Nguyên nhân sưng nướu răng khôn
• Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không?
• Cách giảm sưng nướu răng khôn tại nhà

Biểu hiện sưng nướu răng khôn

Răng khôn còn được gọi là răng thứ 8, thường mọc ở phía trong cùng hàm và là răng mọc muộn nhất ở độ tuổi từ 17 - 25. Lúc này, xương hàm đã hoàn thiện, nướu đã cứng chắc nên cung hàm thường không đủ chỗ cho chiếc răng mới này mọc lên. Do đó, dẫn đến tình trạng sưng nướu khi mọc răng khôn.
Người bệnh sưng nướu do mọc răng khôn có thể thấy phần nướu trùm bị sưng đỏ, khi ấn có thể có chảy mủ. Kèm theo đó là cơn đau nhức từ nhẹ tới vừa cùng với các triệu chứng như hôi miệng, khó nhai nuốt thức ăn. Ngoài ra, một số trường hợp viêm nướu răng khôn có triệu chứng sốt, nổi hạch ở cổ,…
 
Sưng nướu răng khôn gây ra những cơn đau nhức khó chịu

Nguyên nhân sưng nướu răng khôn

Tình trạng bị sưng nướu răng khôn có thể do một số nguyên nhân như:
- Do viêm lợi: Đây là bệnh lý răng miệng phổ biến diễn ra ở bất kỳ vị trí răng nào. Khi phần lợi bị viêm nhiễm trong quá trình mọc răng khôn sẽ tạo kẽ hở khiến thức ăn dễ bị mắc kẹt, dẫn đến vi khuẩn tích tụ và khiến vùng lợi bị sưng đau, cơn đau còn có thể lan ra vùng má.
- Do răng khôn mọc lệch: Tình trạng này tạo khe hở giữa các răng, dễ khiến thức ăn bị mắc kẹt lại. Từ đó vi khuẩn phát triển và dẫn đến sưng viêm nướu răng và các bệnh khác về răng miệng.
- Do răng khôn dễ bị kích ứng: Trong quá trình mọc răng khôn, phần nướu xung quanh răng có xu hướng sưng nhẹ và nhô cao hơn với hàm. Đây là lý do khi ăn nhai, phần lợi của răng khôn sẽ cọ xát với các răng khác gây ra tình trạng kích ứng, đau nhức. Từ đó mức độ tổn thương của phần lợi ngày càng gia tăng và lâu hồi phục hơn.
- Do khối u phát triển ở xương hàm: Đây cũng là nguyên nhân hiếm gặp có thể gây ra tình trạng sưng chân răng khôn. Các khối u hình thành trên xương khiến răng khôn mọc lệch, ảnh hưởng đến răng xung quanh, thậm chí gây tổn thương mô mềm vùng miệng, xương hàm hoặc hoại tử xương.

Sưng nướu răng khôn có nguy hiểm không?

Khi phát hiện tình trạng sưng nướu răng khôn nhưng không điều trị kịp thời, người bệnh có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm như:
- Nhiễm trùng nướu: Răng khôn làm sưng nướu, gây viêm nhiễm và hình thành các túi mủ tích tụ nhiều vi khuẩn gây hại. Đồng thời, dịch mủ tiết ra vừa gây tình trạng mùi hôi nặng vừa khiến miệng có vị đắng chát.
- Chân răng khôn lung lay: Khi nướu răng bị viêm nhiễm, chân răng cũng bị lung lay và có nguy cơ gãy rụng cao. Ngoài ra, các răng bên cạnh răng khôn cũng có thể mất đi độ vững chắc, thậm chí có nguy cơ mất nhiều răng cùng lúc.
- Ảnh hưởng chức năng nhai: Người bệnh có răng khôn mọc sưng lợi gặp trở ngại trong việc ăn uống, nhai thức ăn cũng như phải kiêng khem nhiều thực phẩm gây khó nhai, tiêu hóa. Từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến chứng năng tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ và dẫn đến sức khỏe suy nhược.
 
Sưng nướu răng khôn ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và sức khỏe

Cách giảm sưng nướu răng khôn tại nhà

Trong trường hợp viêm nhẹ, bệnh nhân có thể thực hiện các cách giảm sưng nướu răng khôn sau đây ngay tại nhà:
- Súc miệng bằng nước muối sinh lý 2-3 lần/ngày giúp kháng khuẩn, cải thiện tình trạng sưng đau.
- Chườm đá lạnh hỗ trợ giảm viêm sưng, hạn chế tình trạng đau nhức và ngăn ngừa chảy máu chân răng.
- Sử dụng các thực phẩm chống viêm, kháng khuẩn như đinh hương, bạc hà… có khả năng làm tê các dây thần kinh quanh nướu răng, giúp giảm bớt triệu chứng sưng đau.
- Tránh yếu tố gây kích ứng nướu răng như rượu bia, thuốc lá.
- Sử dụng dung dịch xịt răng miệng từ thảo dược như kim ngân hoa, lá trầu không, hoa đu đủ đực, lá đào… Sự kết hợp của các thảo dược này giúp hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu…
Dung dịch xịt răng miệng từ thảo dược hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
 
XỊT RĂNG MIỆNG NHẤT NHẤT
Giúp giảm nhanh:
- Viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng
- Đau rát, viêm loét miệng
Thành phần:
Kim ngân hoa; Lá trầu không; Hoa đu đủ đực; Lá đào; Natri benzoat, Tinh dầu bạc hà, Nước tinh khiết vừa đủ 20ml.
Công dụng:
- Hỗ trợ làm giảm đau nhức răng, hỗ trợ ngăn ngừa và làm giảm viêm lợi do sâu răng, viêm chân răng, viêm nướu, tụt lợi, chảy máu chân răng. 
- Hỗ trợ làm giảm sưng tấy, đau rát miệng do viêm loét miệng.
Cách dùng:
Lắc kĩ trước khi dùng.
• Súc miệng bằng nước ấm trước khi xịt.
• Xịt vào tổn thương ngày ít nhất 8 lần, cách nhau 2-3 giờ, mỗi lần xịt 1-2 nhịp. Giữ lại vài giây và sau đó nuốt. Không ăn uống trong vòng 20 phút sau khi xịt.
• Bệnh nặng có thể xịt nhiều lần hơn.
Chú ý: Thận trọng cho phụ nữ có thai, cho con bú và trẻ em dưới 2 tuổi.
Quy cách đóng gói:
Hộp 1 chai x 20ml.
Bảo quản:
Nơi khô, dưới 30°C, tránh ánh sáng mặt trời.
Tiêu chuẩn: Tiêu chuẩn cơ sở
Hạn dùng: 36 tháng kể từ ngày sản xuất
Sản xuất tại: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
Điện thoại: 1800.6689 Fax: (0272).3817337

 

BS Hoàng Hậu
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại