Theo tin tức từ Thời Đại, Thượng tướng Nguyễn Trọng Nghĩa - Phó Chủ nhiệm Tổng Cục chính trị QĐND Việt Nam cho biết các cơ quan chức năng đã xác định danh tính 2 phi công tham gia bay gồm:
- Trung tá Khuất Mạnh Trí, Phó Trung đoàn trưởng, Tham mưu trưởng của Trung đoàn 921.
- Thượng tá Phạm Giang Nam, Chủ nhiệm bay của Trung đoàn 921.
Hiện trường gặp nạn là được xác định ban đầu tại làng Dừa, xã Nghĩa Yên, Nghĩa Đàn, Nghệ An. Hai phi công tử nạn đang trong quá trình bay huấn luyện với máy bay Su-22.
Không quân Việt Nam hiện có hàng trăm chiếc máy bay quân sự Su-22. Đây là một loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ “xương sống” của lực lượng không quân nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Hiện, cùng với Su-30MK2 hiện đại nhất, máy bay quân sự Su-22M4, với số lượng hàng trăm chiếc, là một loại máy bay giữ vai trò nhiệm vụ "xương sống" của lực lượng không quân nước ta trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc.
Máy bay chiến đấu Su-22 là phiên bản xuất khẩu của máy bay cường kích (ném bom) Su-17 do Liên Xô cũ phát triển từ những năm 1960. Su-17 bay thử nghiệm chuyến đầu tiên vào ngày 2-8-1966. Sau đó, không chỉ phục vụ trong lực lượng không quân Liên Xô cũ, Su-17 được phát triển thành Su-20 và Su-20 tiêm kích (đánh chặn)-bom (cường kích) "cánh cụp cánh xòe" để phục vụ xuất khẩu.
Máy bay được trang bị 1 động cơ Lyulka AL-21F-3 công suất 76,5 kN (17.200 lbf) và lên tới 109,8 kN (24,675 lbf) khi đốt nhiên liệu phụ trội cho tốc độ tối đa 1.860 km/h; tầm hoạt động 2.300 km; trần bay 14.200 m.
Vũ khí trang bị của Su-22M4 gồm 2 pháo 30 mm NR30 với cơ số 80 viên đạn, các điểm treo vũ khí trên cánh cho phép mang tải trọng 4.000 kg vũ khí gồm bom, tên lửa không đối đất và tên lửa không đối không R-60, Dân Việt đưa tin.
Đặc điểm nhận dạng Su-22M4 là máy bay có 1 cửa lấy khí cho bộ phận làm mát động cơ nằm ở mặt trước, phía trên gốc cánh đứng và thêm 2 vị trí gắn đạn gây nhiễu tên lửa tầm nhiệt và tên lửa dẫn đường radar trên thân máy bay.
Không quân Việt Nam bắt đầu nhận máy bay chiến đấu tiêm kích - bom Su - 22M/UM, một biến thể cải tiến của Su-22, từ năm 1979 để dần thay thế cho các loại máy bay chiến đấu MIG-21, MIG-19… đã lạc hậu.
Hiện tại, Không quân Việt Nam đang có trong biên chế với số lượng lớn các may bay tiêm kích - bom phiên bản Su-22M, Su-22UM3K và Su-22M4, trong đó hiện đại nhất chính là phiên bản M4 được trang bị hệ thống ngắm bắn quang học Klen-54 trong chóp mũi, Người lao động cho hay.