Chủ nhật, 19/01/2025 | 03:48
RSS

Sư phụ đầu tiên, người truyền cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá là ai?

Thứ ba, 09/10/2018, 07:16 (GMT+7)

Xem “Tây Du Ký“, mọi người đều biết vị sư phụ đầu tiên truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không là Bồ Đề Tổ Sư. Tuy nhiên, lai lịch của vị cao nhân này đối với nhiều người vẫn là một ẩn đố.

Sư phụ đầu tiên, người truyền cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá là ai?
Tôn Ngộ Không và Bồ Đề Tổ Sư

Trong “Tây Du Ký”, Bồ Đề Tổ Sư đã từng nói với Tôn Ngộ Không như sau: “Ngươi từ bây giờ, định sinh bất lương, dù cho ngươi có hành hung, gây tai họa như thế nào, cũng không được nói là đệ tử của ta. Bằng không, ngươi chỉ cần nói nửa chữ thì ta cũng đã biết rồi, ta sẽ lột da tróc xương con khỉ nhà ngươi, phân thần hồn của người ra làm 9 khúc, cho người vạn kiếp không thể thoát thân được”.

Sư phụ truyền phép thuật cho Tôn Ngộ Không rốt cuộc có lai lịch như thế nào? Có thần thông lớn đến đâu? Quả thực là một điều bí ẩn?”. Có 2 giả thuyết được đưa ra về su phụ Bồ Đề Tổ Sư.

Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không chính là sự đệ của Như Lai?

Bồ Đề Tổ Sư trong “Tây Du Ký” ẩn cư tại Tây Ngưu Hạ Châu, ở trong “Linh Đài Phương Thốn sơn, Tà Nguyệt Tam Tinh động”. “Linh Đài Phương Thốn sơn” gọi tắt bằng chữ đầu và chữ cuối là “Linh sơn”, “Tà Nguyệt Tam Tinh” chính là vật trên thiên thượng, ám chỉ “bầu trời”. Hợp nhất chúng lại chính là: “Thiên Thượng Linh Sơn”.

Trong khi đó, Phật Tổ Như Lai cũng cư ngụ tại Thiên Ngưu Hạ Châu, trong chùa Đại Lôi Âm ở “Thiên Trúc Linh Sơn”. Tên hai ngọn núi này là giống nhau, đây liệu có phải là sự trùng hợp?

Như vậy, Bồ Đề Tổ Sư và Phật Tổ Như Lai có thể liên quan đến nhau. Trong lần đầu tiên Tôn Ngộ Không nhìn thấy Bồ Đề Tổ Sư, tác giả Ngô Thừa Ân đã miêu tả như sau:

“Nhìn thấy Bồ Đề Tổ sư ngồi ngay ngắn nghiêm trang trên bệ, ở phía dưới, hai bên có 30 tiểu tiên đứng hầu. Quả nhiên là: ‘Kim tiên đại giác sạch ghê, Phương Tây diệu tướng Bồ Đề tổ Sư. Không sinh diệt, đức cao xa, Thần tròn khí vẹn rất từ bi. Chân như bản tính an vi. Tự nhiên không tịch, tùy nghi biến dời. Trang nghiêm thọ sánh đất trời, Pháp sư muôn kiếp sáng ngời là đây. (“Tây Du Ký” – Hồi thứ nhất).

Sư phụ đầu tiên, người truyền cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá là ai?
Sư phụ đầu tiên của Tôn Ngộ Không chính là sự đệ của Như Lai?

Trong “Phong Thần Diễn Nghĩa” cũng có vị Chuẩn Đề đạo nhân, khi xuất hiện cũng được mô tả giống hệt như vậy.Chuẩn Đề đạo nhân có vị sư huynh tên là Tiếp Dẫn đạo nhân. Tiếp Dẫn đạo nhân chính là Phật Tổ Như Lai, người kiến lập ra Phật giáo vào thời sau đó. Tây phương giáo ở đây chính là tiền thân của Phật giáo.

Chuẩn Đề đạo nhân là sư đệ của Tiếp Dẫn đạo nhân, tức là Bồ Đề Tổ Sư chính là sư đệ của Phật Như Lai. Chẳng thế mà khi Tôn Ngộ Không đại náo thiên cung thì chỉ có Như Lai là có thể trị được, vì nguyên lai Tôn Ngộ Không là đệ tử của sư đệ mình.

Sau này Như Lai tu thành kim thân 6 trượng, kiến lập nên Phật giáo, thôn tính Tây phương giáo. Bồ Đề Tổ Sư từ đó cũng ẩn cư trên núi tên là “Linh Đài Phương Thốn”, sau này tự lập ra đạo quan (miếu đạo sĩ) tu thân dưỡng tính, ngoài những người dân ở trong núi thì không ai biết ông ở đâu.

Ở đoạn tìm ra Tôn Ngộ Không thật và giả, Quan Âm cho rằng không thể phân biệt thật giả nhưng Như Lai lại có thể nhận ra được Tôn Ngộ Không giả và thu phục nó.

Sư phụ của Tôn Ngộ Không là sư đệ của Thái thượng lão quân?

Giả thuyết này dựa trên sự kết hợp giữa Tây Du Ký với một tác phẩm khác là Phong thần diễn nghĩa. Theo đó, cả Thông Thiên Giáo chủ và Thái Thượng Lão Quân, Nguyên thủy thiên tôn đều là đệ tử của Hồng Quân Lão Tổ. 

Hai người này pháp lực vô biên, theo hai phái khác nhau của Đạo giáo là Triệt giáo (Thông Thiên Giáo chủ) và Xiển giáo (Thái Thượng Lão Quân), giữa họ luôn tồn tại sự đối kháng và mâu thuẫn lẫn nhau.

Vì thế, phải chăng Thông Thiên Giáo chủ đã thu nhận Tôn Ngộ Không về dạy dỗ, chỉ cho 72 phép thần thông - cảnh giới cao nhất về phép thuật song lại chẳng mấy chú tâm tới việc dạy nhân cách cho khỉ đá. Để rồi sau này, Ngộ Không tự xưng Tề Thiên Đại Thánh, đại náo thiên cung làm long trời lở đất.

Sư phụ đầu tiên, người truyền cho Tôn Ngộ Không 72 phép biến hoá là ai?
Sư phụ của Tôn Ngộ Không là sư đệ của Thái thượng lão quân?

Hai  giả thuyết trên có thể đúng, có thể sai nhưng dẫu sao, chúng không làm giảm đi tình cảm mà chúng ta dành cho Tây Du Ký - một trong những tác phẩm văn học nổi tiếng và vô cùng thân thuộc với tuổi thơ nhiều thế hệ từ hàng chục năm nay.



Xem thêm: Tổ Sư Bồ Đề dạy cho Tôn Ngộ Không 72 phép thuật

Khang Anh
Theo Đời sống Plus/GĐVN