Chủ nhật, 19/01/2025 | 11:04
RSS

Sản xuất dầu nhớt giả từ hạt nhựa và nhớt bẩn

Thứ bảy, 05/05/2018, 13:30 (GMT+7)

Các đối tượng chiết thành phẩm này vào các vỏ chai, vỏ thùng, dán nhãn mác một số loại dầu nhớt nổi tiếng rồi đưa đi tiêu thụ.

Sản xuất dầu nhớt giả từ hạt nhựa và nhớt bẩn
Trần Đình Đông tại cơ quan công an

Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an TP HCM hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị VKSND TP HCM truy tố Nguyễn Văn Điệp (SN 1971, Giám đốc Công ty Ngọc Điệp), Đoàn Quang Khánh (SN 1983, Giám đốc Công ty Đoàn Phát), Mai Hữu Phúc (SN 1970), Ngô Đình Đông (SN 1994), Trình Duy Khiêm (SN 1992), Lê Quảng Đạt (SN 1990, cùng ngụ TP HCM) về tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả".

Theo kết luận điều tra, ngày 11-10-2017, tại một căn nhà trên đường Võ Văn Kiệt (quận 8), các trinh sát của Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về Kinh tế và Tham nhũng (PC46) - Công an TP HCM bắt quả tang Ngô Đình Đông điều khiển ô tô vận chuyển 30 thùng nhớt và 3 thùng phuy nhớt loại 209 lít/thùng, đang giao hàng cho chành xe (nơi tiếp nhận vận chuyển hàng hóa).

Sản xuất dầu nhớt giả từ hạt nhựa và nhớt bẩn

Sản xuất dầu nhớt giả từ hạt nhựa và nhớt bẩn
Tang vật vụ án

Đông khai vận chuyển thuê số dầu nhớt trên cho Phúc. Từ lời khai này, lực lượng cảnh sát bắt giữ thêm những đối tượng khác trong đường dây sản xuất, buôn bán dầu nhớt giả do Nguyễn Duy Khánh (SN 1983, hiện đã bỏ trốn) cầm đầu.

Theo Công an TP HCM, Phúc và Đông đóng vai trò giúp sức với nhiệm vụ lái xe vận chuyển giao dầu nhớt giả cho khách hàng, trông coi kho, sản xuất bao bì; Quang Khánh, Đạt, Khiêm có nhiệm vụ sản xuất và bơm dầu nhớt giả vào thùng, phuy và đóng nắp, chuyển lên xe ô tô tải để giao cho khách hàng.

Mặc dù biết dầu nhớt do Khánh bán là giả nhưng Điệp vẫn mua, sau đó bán ra thị trường để thu lợi bất chính.

Còn bị can Khánh khai là người trực tiếp sản xuất dầu nhớt giả với "công thức" hạt nhựa nung chảy rồi cho tiếp nhớt bẩn đã sử dụng (màu đen) để tạo màu, tiếp theo là chiết xuất dầu gốc cho đến khi màu sắc trông giống như hàng thật. Sau cùng, các đối tượng chiết thành phẩm này vào các vỏ chai, vỏ thùng, dán nhãn mác một số loại dầu nhớt nổi tiếng rồi đưa đi tiêu thụ.


Xem thêm: Từ vụ cà phê bị nhuộm bằng pin đen, học ngay 10 cách phân biệt cà phê thật giả

Phạm Dũng
Theo Người lao động

CÙNG CHUYÊN MỤC

Các chiêu thức mạo danh trên mạng xã hội và các nền tảng trực tuyến đang ngày càng phổ biến. Để người dùng tránh “sập bẫy”, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) mới đây đã cảnh báo về một loạt hành vi lừa đảo mạo danh OpenAI và Cục Đăng kiểm nhằm đánh vào lòng tin của người dùng.