Khoai lang khi nướng trên lò có thể tích tụ áp suất bên trong. Củ khoai sẽ nổ khi áp suất đủ lớn. Để tránh tình trạng này, mọi người có thể dùng nĩa hay đũa chọc lỗ trên khoai. Cách này sẽ giúp hơi nước bên trong khoai thoát ra ngoài và không tích tụ áp suất bên trong.
Để khoai vào trong tủ lạnh là một trong những sai lầm nhiều người mắc phải nhất khi muốn bảo quản khoai lang. Theo Reader’s Digest, nhiệt độ quá lạnh sẽ làm thay đổi cấu trúc tế bào khoai, khiến lõi khoai trở nên cứng hơn. Hiện tượng này xuất hiện ở cả khoai sống lẫn khoai đã nấu chính.
Do đó, cách tốt nhất để bảo quản khoai lang là để khoai ở nơi tối và mát mẻ. Có như vậy, khi mang ra chế biến, khoai lang sẽ mềm và ngọt hơn rất nhiều.
Cũng theo Reader’s Digest, để chuẩn bị nhanh bữa ăn, nhiều người có thói quen cắt sẵn khoai để luộc, chiên. Nếu chế biến ngay thì không sao. Trong trường hợp không thể chế biến ngay thì hãy đặt khoai trong nước rồi cho vào tủ lạnh. Nếu không, khoai sẽ khô rất nhanh và làm mất đi hương vị thơm ngọt của nó.
Trước khi nấu hay cắt khoai lang, chúng ta cần phải rửa khoai thật sạch, dùng bàn chải chà khoai kỹ lưỡng. Khoai lang mọc dưới đất nên sẽ dính trên vỏ khoai rất nhiều cát đất. Nếu không chà rửa sạch sẽ thì cát đất này có thể trở thành sạn trong thức ăn.
Nướng một củ khoai trên lò có thể mất khá nhiều thời gian. Tuy nhiên, nếu dùng lò vi sóng thì chỉ mất khoảng 5 phút. Vấn đề duy nhất của cách chế biến khoai này là khoai sẽ chín không đều. Một số nơi trên củ khoai sẽ cứng, trong khi những nơi khác lại mềm và nhão.