Uống cà phê sau khi ngủ dậy khiến hàm lượng axit trong dạ dày tăng lên dù chưa có thức ăn trong đó. Lượng axit dạ dày này nếu không được sử dụng để tiêu hóa thức ăn sẽ tồn đọng lại và trở thành "kẻ phá hại". Tình trạng này kéo dài thường xuyên sẽ khiến bạn khó tiêu, Viêm loét dạ dày ợ nóng, ợ chua …
Theo một số nghiên cứu, caffeine trong cà phê có tác dụng lợi tiểu, khiến thận hoạt động nhiều hơn và nhanh chóng đào thải nước ra ngoài. Nếu để ý kỹ, bạn sẽ thấy sau khi uống cà phê buổi sáng, bạn đi tiểu nhiều hơn bình thường. Do vậy, uống cà phê sẽ làm tình trạng mất nước trở nên trầm trọng hơn.
Theo các chuyên gia, việc sử dụng cà phê buổi sáng sẽ làm mất cảm giác thèm ăn. Cũng vì lý do này mà nhiều người sử dụng cà phê như một thức uống nhằm hỗ trợ giảm cân.
Nếu nhịn ăn sáng và chỉ uống cà phê sẽ, điều này sẽ gây ra nhiều tác động không tốt cho cơ thể, đồng thời cũng là nguyên nhân khiến gây ra một số vấn đề về sức khỏe như: suy giảm khả năng miễn dịch, phản ứng chậm, táo bón và kết sỏi ở mật…
Theo các chuyên gia, nếu uống cà phê khi bụng đói sẽ khiến đồng hồ sinh học bị phá vỡ. Cụ thể, khi bạn thức dậy, một loại hormone cortisol được tiết ra đủ để giúp bạn tỉnh táo và tràn đầy sinh lực.
Tuy nhiên, nếu uống cà phê vào thời gian này sẽ vô tình làm giảm tiết cortisol, từ đó khiến đồng hồ sinh học bị ảnh hưởng. Thay vì uống cà phê để tỉnh táo hơn, thức uống này sẽ làm bạn thấy mệt mỏi, uể oải và buồn ngủ hơn.
Thói quen uống cà phê lúc dạ dày trống rỗng có thể làm tăng cảm giác lo lắng, hồi hộp hoặc các phản ứng khác bao gồm cả những thay đổi tiêu cực về tâm trạng. Thậm chí, nếu bạn sử dụng lượng cà phê nhiều, đậm đặc sẽ gây ra tâm lý khó chịu, nôn nao trong người, khiến công việc bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Không chỉ gây lo lắng mà việc uống cà phê vào lúc bụng rỗng còn làm giảm khả năng tập trung. Bởi lúc này, dạ dày của bạn bị các axit gây cồn cào, khó chịu, tâm trạng thì hồi hộp, lo lắng, nhịp tim đập nhanh nên ảnh hưởng không ít đến hiệu quả làm việc của đầu óc.