Rối loạn tiền đình là một căn bệnh phổ biến và không kém phần nghiêm trọng với đa số những người làm việc trí óc và gặp căng thẳng nhiều trong công việc. Triệu chứng rối loạn tiền đình làm bạn cảm thấy không có sức lực để hoàn thành các công việc của mình và gây ra nhiều trở ngại trong cuộc sống, cần có phương pháp điều trị phù hợp.
Triệu chứng bị rối loạn tiền đình dễ nhận thấy (Ảnh minh họa)
Chóng mặt chính là dấu hiệu đầu tiên nếu bạn bị rối loạn tiền đình. Bạn sẽ có cảm giác cơ thể quay cuồng, chao đảo. Việc đứng lên ngồi xuống cũng vô cùng khó khăn, với những người bị nặng có thể sẽ không thể ngồi dậy được. Ngoài ra, còn kèm theo triệu chứng buồn nôn khó chịu, mắt mờ và nhòe đi. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ biến mất ngay sau khi bạn nghỉ ngơi.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng chóng mặt là do hệ thần kinh của não bộ bị chèn ép hoặc dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương.
Nếu không phát hiện kịp thời để điều trị khi gặp các triệu chứng nói trên, lâu dài người bệnh sẽ có thể bị mất ý thức dẫn tới ngất xỉu. Nguyên nhân là do giảm lượng máu lưu thông lên não, tụt huyết áp, rối loạn chức năng tim gây nên.
Cơ thể bị mất sự cân bằng khiến bạn không thể đứng vững, cảm thấy lâng lâng, không xác định trọng lượng, như người bị say rượu. Bạn gặp phải triệu chứng này là do toàn bộ vùng tiền đình bao gồm cả mắt, ngoại tháp và tiểu não bị mất thông tin từ cơ thể gây nên.
Cách điều trị rối loạn tiền đình hiệu quả (Ảnh minh họa)
Phòng ngừa khi tiếp xúc với các nguy cơ hay thay đổi tư thế: Với những người có tiền sử rối loạn tiền đình thì trước khi lên tàu xe cần phải dùng thuốc phòng ngừa. Ngoài ra có thể dán cao, bôi dầu, không ăn quá no hoặc ăn các chất nặng mùi…
Xử lý tốt các cơn chóng mặt cấp: Đặc biệt khi điều khiện phương tiện hay các loại động cơ thì cần phải ngưng ngay. Sau đó dùng thuốc chống nôn hay cắt cơn. Loại bỏ các vật dụng đựng chất nôn để tránh kích thích nôn tiếp. Cho bệnh nhân ngồi ở nơi thoáng gió, chắc chắn, tránh di chuyển vì có thể gây ngã. Sau cơn nên cho dùng thêm khoáng chất hoặc nước đường. Nếu cơn nặng kéo dài thì cần nhập viện để có phương pháp hỗ trợ điều trị tốt hơn.
Luyện tập tránh tái phát: Người bệnh rối loạn tiền đình nên tập các bài vật lý trị liệu để bù trừ sự mất cân bằng của hệ thống tiền đình, gia tăng sự thích nghi với việc thay đổi tư thế. Khi cơn xuất hiện nhẹ có thể tập các cách tự xử lý. Tuy nhiên nếu cơn nặng và lặp lại nhiều lần thì nên thăm khám ở các chuyên khoa Nội thần kinh.
Ngâm chân bằng nước ấm trước khi đi ngủ: Trước khi đi ngủ người bệnh có thể ngâm chân với nước nóng tầm 45 độ C trong khoảng thời gian 30 phút. Cách này sẽ có tác dụng tăng cường lưu thông máu, giúp cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Chế độ nghỉ ngơi và làm việc: Bên cạnh việc sử dụng thuốc thì bạn cần có chế độ sinh hoạt lành mạnh, khoa học. Cần cân bằng giữa công việc và nghỉ ngơi để không bị stress, mệt mỏi. Nếu thường xuyên bị choáng váng bạn không nên lái xe hoặc điều khiển máy móc có động cơ mạnh
Không nên gắng sức hay căng thẳng quá mức. Trạng thái lo lắng, căng thẳng, hoảng hốt sẽ càng làm cho bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.
Tập thể dục thể thao: Người bị bệnh rối loạn tiền đình cần áp dụng các môn thể thao có tác động nhiều ở phần gót chân, như môn thể thao đi bộ. Đi bộ là hình thức tập đơn giản và dễ thực hiện nhất. Cần luyện tập đi bộ hàng ngày, vừa đi vừa hít thở, dang tay vận động, đi bằng ngón chân, xoay đầu... Bên cạnh đó thì các bài tập aerobic, yoga cũng sẽ là phương pháp luyện tập vô cùng hiệu quả.