Thứ sáu, 22/11/2024 | 08:13
RSS

Ra ngoài hút thuốc lá, bố mẹ vẫn hại con chỉ bằng hơi thở

Thứ năm, 04/10/2018, 14:30 (GMT+7)

Khói thuốc lá lưu lại trong nhà bạn đến tận 6 tháng. Ngay cả khi ra ngoài hút thuốc, bố mẹ vẫn hại con chỉ bằng hơi thở còn vương trong miệng.

 


Nếu cha mẹ hút thuốc đang ở cùng phòng với trẻ, con sẽ tăng tỷ lệ nhập viện vì viêm phổi lên 56% (Ảnh minh họa)

Theo WHO, nghiên cứu của các nhà khoa học, khói thuốc lá có hơn 7.000 hóa chất, trong đó có tới khoảng 70 loại hóa chất gây ung thư Mốt số loại chất độc hại có thể kể ra như ví dụ như: Axton (chất tẩy trong thuốc sơn móng tay), amoniac (chất tẩy rửa sàn nhà và bồn vệ sinh), DDT/Dieldrin (thuốc trừ sâu), phoóc-môn và CO (khí thải ô tô), toluene (dung môi công nghiệp), methanol formaldehyde (chất để ướp xác chết)…

Những chất này không chỉ ảnh hưởng đến người hút mà còn có tác động không nhỏ đến những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Tác động của khói thuốc thụ động sẽ tồi tệ hơn trong khoảng 5 năm đầu đời, khi bé dành hầu hết thời gian bên cha mẹ.

Trả lời báo giao thông bác sĩ Đặng Quốc Khánh, Trưởng phòng Nghiệp vụ y dược và trang thiết bị y tế (Cục Y tế GTVT) cho biết: "Nếu cha mẹ hút thuốc đang ở cùng phòng với trẻ, con sẽ tăng tỷ lệ nhập viện vì viêm phổi lên 56%. Tỷ lệ này là 73% nếu đang bế và 95% khi đang cho bú". 

Những đứa trẻ nếu có cha hoặc mẹ hút thuốc lá có nguy cơ viêm phổi gấp 1,22 lần và nếu cả bố và mẹ là 1,54 lần. 2 vợ chồng chung sống với nhau, một người hút thuốc lá, người còn lại cũng bị tăng nguy cơ ung thư lên 20%.


(Ảnh minh họa)

Điều đáng nói là theo một nghiên cứu mới đây tại Đại học bang San Diego, khói thuốc lá lưu lại trong nhà bạn đến tận 6 tháng. Ngay cả khi bạn bỏ thuốc lá, chất gây ung thư từ khói thuốc vẫn còn tồn tại trên ghế sofa, tường, thảm, rất lâu sau đó. 

"Người hút thuốc thụ động phải hít những chất độc hại đó trong môi trường gia đình và dù cho một người trong gia đình đã bỏ thuốc, những người còn lại vẫn phải chịu tác hại của chúng", Georg Matt - tác giả cuộc nghiên cứu đồng thời là giáo sư tại trường San Diego phát biểu.

Cụ thể, người hút thuốc hít sâu hơi thuốc vào trong phổi của họ, khói thuốc bay lên và tan đi là cái mà chúng ta vẫn nhìn thấy. Còn hơi thuốc nồng đậm phả dần ra qua hơi thở của người hút thuốc cực kỳ nguy hiểm. Trẻ hấp thu hơi/khói thuốc thụ động có nguy cơ mắc bệnh phổi cao hơn nhiều lần người hút thuốc, theo Trí thức trẻ.

Hàng năm trên thế giới có đến 40.000 trường hợp tử vong vì hít phải khói thuốc lá. Trong đó có đến 1.000 trường hợp tử vong ở trẻ nhỏ là do mẹ hút thuốc lá. Cũng theo ước tính, mỗi năm có 150.000-300.000 trẻ em dưới 18 tháng tuổi bị viêm phế quản hoặc viêm phổi do hít phải hơi thuốc.

Khi hít phải hơi thuốc, trẻ có nguy cơ lớn mắc các bệnh hô hấp như viêm phế quản và viêm phổi. Các bé có bố mẹ hay hút thuốc thường cũng bị bệnh về đường hô hấp nặng hơn và phải nằm viện lâu hơn những trẻ khác. 

Đặc biệt, những trẻ mắc bệnh hen nếu sống trong môi trường có mùi thuốc lá thì bệnh sẽ trở nên nặng hơn. 

Muốn bảo vệ trẻ khỏi khói thuốc thụ động, chỉ có cách duy nhất là cách ly trẻ hoàn toàn khỏi môi trường với những người đang hút thuốc.


Xem thêm chữa viêm họng, ho có đờm bằng quả sung và củ gừng cực hiệu quả

Mai Anh (t/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN