Chủ nhật, 19/01/2025 | 02:46
RSS

Quyền hiện diện tại Syria: Nga có thể nhưng Mỹ thì không?

Thứ bảy, 22/07/2017, 15:43 (GMT+7)

Tướng Raymond Thomas, chỉ huy chiến dịch đặc nhiệm của Mỹ tại Syria thừa nhận: "Chúng tôi đến Syria là hợp lý, nhưng nếu muốn trụ lại, thì điều đó là không thể. Người Nga thì có thể làm như vậy”

"Không còn xa nữa cái ngày khi người Nga sẽ nói với chúng ta: "Tại sao các vị vẫn cứ ở Syria? Họ đã tiến rất gần đến ngày đó… Chúng ta đến Syria là hợp lý, nhưng nếu muốn trụ lại thì sẽ không thể.  Người Nga thì có thể làm như vậy", tướng Thomas nhận xét khi phát biểu tại diễn đàn an ninh ở Aspen, bang Colorado (Mỹ).

Đồng thời, viên tướng Mỹ nhắc rằng cơ sở duy nhất để quân đội Mỹ hiện diện ở Syria là cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố. Trong tương quan đó,  Washington từ chối ngừng hoạt động chiến sự, bất kể sự phản đối từ phía chính quyền nước sở tại.

Quân đội Mỹ có mặt tại Syria. Ảnh: Reuters

Quân đội Mỹ có mặt tại Syria. Ảnh: Reuters

Chính quyền Damascus có truyền thống chống lại hiện diện quân sự của nước ngoài trên lãnh thổ của mình khi không được phép. Tuy nhiên, trên thực tế chính quyền Syria đành phải chịu đựng hiện diện của đội quân Mỹ ở địa bàn nước mình và tránh đụng độ với lực lượng Mỹ, mặc dù binh lính Mỹ đã nhiều lần giáng đòn tấn công vào quân đội Syria.

Hồi đầu tuần này, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã lộ thông tin về việc chấm dứt chương trình bí mật của Cục Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) nhằm trang bị và đào tạo các nhóm đối lập chống lại chính phủ của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.

Mỹ hậu thuẫn cả phiến quân FSA và người Kurd ở Syria. Ảnh: AP

Mỹ hậu thuẫn cả phiến quân FSA và người Kurd ở Syria. Ảnh: AP

Quyết định này, theo một quan chức Nhà Trắng, là một phần trong nỗ lực của chính phủ nhằm cải thiện quan hệ với Nga - cùng với các nhóm được Iran hậu thuẫn đã thành công trong việc bảo vệ chính quyền Syria của Tổng thống Assad trong cuộc xung đột kéo dài hơn sáu năm.

Trong cuộc phỏng vấn của NBC News, Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Lavrov cho biết Moscow không phản đối căn cứ của Mỹ ở Syria, nhưng phải là bố trí  trên cơ sở pháp lý.

30 giờ băng đại dương ném bom IS của máy bay tàng hình B2 Mỹ 

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN