Thứ sáu, 26/04/2024 | 16:37
RSS

Quên uống nước, người phụ nữ đối diện nguy cơ cắt bỏ chân tay

Thứ hai, 04/06/2018, 13:15 (GMT+7)

Cô gái hoại tử tay chân vì quá bận rộn, thường quên uống nước cho đến một ngày nhập viện khẩn cấp.

Cô Lâm, 55 tuổi ở thành phố Trường Sa, tỉnh Hồ Nam (Trung Quốc) vì quá bận với công việc của mình nên cô thường uống rất ít nước và thậm chí có ngày còn không uống. 3 ngày trước, cô Lâm bất ngờ bị đau bụng phía trên bên phải kèm theo cảm giác ớn lạnh, sốt cao. Sau đó cô bắt đầu mất dần ý thức, ngay lập tức gia đình đã chuyển cô tới Bệnh viện Trung ương thành phố.

Bác sĩ chẩn đoán cô bị nhiễm trùng đường tiết niệu, đã phát triển nhiễm trùng huyết. Một số phần của các ngón tay và ngón chân cũng đã hoại tử, có nguy cơ sẽ phải cắt cụt bất cứ lúc nào. Hiện tại, cô vẫn đang nằm trong phòng chăm sóc đặc biệt (EICU) do bác sĩ Quách Tụy Dung theo dõi.

Bác sĩ Quách cho hay nhiễm trùng đường tiết niệu liên quan đến sự tăng trưởng và sinh sản của các mầm bệnh bên trong đường tiết niệu. Chúng có thể gây viêm, đi tiểu khó, tiểu ra máu, sốt cao, kèm theo buồn nôn, nôn, bị đau bàng quang và vùng đáy chậu hoặc đau lưng.

“Mùa hè là thời điểm tỷ lệ người bị nhiễm trùng đường tiết niệu dễ xảy ra do điều kiện khí hậu nóng ẩm tạo môi trường cho vi khuẩn sinh sôi và xâm lấn vào niệu đạo, bàng quang, gây sưng đỏ.

Quên uống nước, người phụ nữ đối diện nguy cơ cắt bỏ chân tay
Quên uống nước có thể gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ảnh minh họa

Những người uống ít nước hoặc không uống, ít vận động sẽ giữ lại nước tiểu trong cơ thể quá lâu làm cho vi khuẩn tích tụ và ở lại lâu dài, dẫn đến nhiễm khuẩn đường tiết niệu. Nếu không kịp thời phát hiện sẽ xâm lấn ra các cơ quan khác", bác sĩ Quách cảnh báo.

Bác sĩ Quách cũng khuyến cáo mọi người nên duy trì việc uống nước đều đặn để duy trì lượng nước tiểu vừa đủ giúp xả niệu đạo, thúc đẩy sự bài tiết vi khuẩn, độc tố ra khỏi cơ thể.

Một tác dụng của nước là làm loãng nước tiểu. Các chất thải của sự trao đổi chất tích lũy lại sau một đêm ngủ, nếu không có đủ lượng nước cần thiết để hỗ trợ bài tiết thì sẽ ở lại trong cơ thể rất lâu.

Đây là nguồn gốc dẫn đến nhiễm độc mạn tính. Ngược lại, cung cấp nước kịp thời giúp tống chất thải ra khỏi cơ thể qua đường nước tiểu, làm sạch máu, phòng chống bệnh liên quan đến nhiễm trùng, nhiễm độc và kết sỏi hệ bài tiết.

Các chuyên gia khuyên tốt nhất nên uống nước ấm vào buổi sáng vừa tốt cho cơ thể vừa có tác dụng giữ ẩm cho da, nhờ đó da trở nên sáng và mịn hơn. Đây là cách hiệu quả để bảo vệ da và các tổ chức trong cơ thể, đồng thời tăng sức đề kháng.

Đặc biệt uống nước buổi sáng rất tốt trong việc phòng và điều trị táo bón, đảm bảo việc đại tiện dễ dàng. Với người già, chức năng đường ruột giảm, nhu động ruột yếu nếu không có thói quen uống nước sau khi ngủ dậy sẽ rất dễ bị táo bón.


Xem thêm: Nhật Bản xử công khai vụ án bé Nhật Linh bị sát hại

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN