Thứ năm, 25/04/2024 | 16:06
RSS

Quá tải y tế vì Covid-19, bệnh viện Mỹ vẫn tuyên bố sa thải nhân viên

Thứ sáu, 17/04/2020, 14:42 (GMT+7)

Mặc dù trong tình trạng quá tải bệnh nhân, khi số ca nhiễm Covid-19 gia tăng. Nhưng nhiều bệnh viện đã phải sa thải nhân viên bởi không đủ chi phí chi trả lương.

Quá tải y tế vì Covid-19, bệnh viện Mỹ vẫn tuyên bố sa thải nhân viên
Quá tải y tế vì covid-19 bệnh viện Mỹ vẫn tuyên bố sa thải nhân viên. Ảnh Dân Trí.

Một số bệnh viện buộc lòng sa thải nhân viên hoặc cho nhân viên nghỉ phép, giữa lúc đang phải vật lộn điều trị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19. Lý giải cho việc này, đó là nhiều bệnh viện tại Mỹ phải hoãn hoặc hủy những ca phẫu thuật không khẩn cấp nhằm nhường lại giường và thiết bị cho bệnh nhân nhiễm Covid-19.

Việc nhường thiết bị từ các ca không khẩn cấp khiến nguồn thu chính tại bệnh viện giảm đáng kể, gây ra thiệt hại lớn về tài chính.

Tổ chức Bon Secours Mercy Health điều hành 51 bệnh viện ở 7 bang đã thông báo cho 700 nhân viên nghỉ phép vào tuần trước. Ngày 8/4, tổ chức Ballad Health điều hành 21 bệnh viện khắp bang Tennessee và vùng Tây Nam bang Virginia cũng mang tin xấu cho 1.300 nhân viên và cho biết ban lãnh đạo sẽ bị giảm lương. Tại bệnh viện Nhi Quốc gia, các y tế cũng phải nghỉ phép một tuần, hoặc nghỉ không lương nếu đã hết ngày phép.

Việc cho nghỉ phép đồng loạt nhân viên khiến nhiều người phải kéo dài ca làm việc nhưng phúc lợi và lương lại giảm đi. Vấn đề dịch bệnh đang trầm trọng đe dọa rất lớn đến hệ thống y tế nước Mỹ, cả người và của tại đây đều bị ảnh hưởng tồi tệ. Trong tình huống xấu, nếu các bệnh viện phá sản, nguồn lực y tế để chống lại đại dịch sẽ bị ảnh hưởng không nhỏ.

Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, nhân viên nghỉ phép như một biện pháp giãn cách xã hội  giúp giảm số người trong bệnh viện, qua đó hạn chế khả năng lây lan của virus corona.

Theo thông tin từ Dân Trí dẫn lời từ công ty tư vấn Advisory Board, một hệ thống bệnh viện điển hình với 1.000 giường có thể mất khoảng 140 triệu USD, tương đương một nửa doanh thu hoạt động, trong chu kỳ ba tháng, vì đại dịch Covid-19. 

Vấn đề càng trở nên phức tạp bởi nhu cầu phân bổ tài chính cho việc thu mua thêm trang thiết bị giúp bảo vệ nhân viên và chăm sóc cho bệnh nhân Covid-19. Cụ thể, bên cạnh phương tiện phòng hộ cá nhân cho nhân viên y tế, các cơ sở y tế đã phải chi một lượng lớn tiền, để xây các phòng áp lực âm giúp cách ly hiệu quả bệnh nhân Covid-19. Nhiều bệnh viện còn thiết lập cả các trạm xét nghiệm nhanh và lều điều trị, làm cạn kiệt thêm ngân sách.

John Starcher, giám đốc điều hành Bon Secours từng chia sẻ với các nhân viên rằng hệ thống cũng đang mất khoảng 100 triệu USD mỗi tháng. Virginia, bệnh viện và các hệ thống chăm sóc sức khỏe dự kiến mất tổng cộng 600 triệu USD trong 30 ngày từ cuối tháng 3 đến cuối tháng 4.

Những con số cho thấy hệ thống y tế toàn nước Mỹ bị tổn thất nghiêm trọng vì việc hủy bỏ các ca chẩn trị không khẩn cấp. Công ty tư vấn Advisory Board nhận định, một ca phẫu thuật ngoại trú, bệnh nhân sẽ chi trả khoảng 140 triệu USD, số tiền này tương đương doanh thu hoạt động trong chu kỳ 3 tháng của một bệnh viện. 

Ông John Fox, Tổng giám đốc điều hành tổ chức Beaumont Health, hệ thống bệnh viện lớn nhất bang Michigan, đã đưa ra những lo ngại về tình hình của 25% số bệnh viện yếu nhất về tài chính. Các bệnh viện này đang tiếp nhận quá tải số lượng người nhiễm Covid-19. Và các bệnh viện khác không có cách nào để tiếp nhận hộ số bệnh nhân nhiễm dịch bệnh. Ông Fox cho biết, số lượng bệnh nhân gia tăng có thể khiến các bệnh viện ổn định tài chính hơn cũng kéo theo sự quá tải trầm trọng.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.