Chủ nhật, 19/01/2025 | 10:22
RSS

Phó Giám đốc và nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ Trà Vinh bị bắt tạm giam vì tội gì?

Thứ ba, 17/10/2017, 08:40 (GMT+7)

Công an tỉnh Trà Vinh đã bắt tạm giam 4 tháng với đối nguyên Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Trà Vinh và Phó Giám đốc Sở.

Bắt nguyên Giám đốc Sở KH&CN Trà Vinh vì lập hồ sơ khống
Bị can Lê Văn Hồng Anh bị áp giải về trại tạm giam. Ảnh Đất Việt

Ngày 16/10, Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh Trà Vinh đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng đối với ông Diệp Văn Sơn, nguyên Giám đốc Sở Khoa học và công nghệ (KH-CN) tỉnh Trà Vinh và ông Lê Văn Hồng Anh, phó giám đốc sở này, để điều tra về hành vi cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.

Theo đó, trong quá trình  thực hiện dự án "Tiếp nhận và ứng dụng công nghệ vi phẫu sản xuất giống tôm càng xanh toàn đực tại Trà Vinh" do Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN thuộc Sở KH-CN tỉnh Trà Vinh làm chủ đầu tư cơ quan điều tra xác định các ông: Diệp Văn Sơn sai phạm với số tiền 740 triệu đồng; Lê Văn Hồng Anh sai phạm khoảng 400 triệu đồng.

Các hợp đồng khống này do ông Trần Hồng Nguyên - nguyên Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN, Trần Thanh Phục - nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN và Phạm Thanh Hải, nguyên trưởng phòng hành chính - tổ chức của trung tâm lập ra.

Bắt nguyên Giám đốc Sở KH&CN Trà Vinh
Ông Diệp Văn Sơn. Ảnh Dân Việt

Các ông Trần Hồng Nguyên, Trần Thanh Phục và Phạm Thanh Hải cũng đã bị khởi tố và bắt tạm giam.

Vào năm 2010, UBND tỉnh Trà Vinh thành lập Quỹ Phát triển KH-CN, phân công ông Diệp Văn Sơn làm phó chủ tịch và ông Lê Văn Hồng Anh làm giám đốc quỹ này. Từ tháng 10/2014 đến năm 2017, quỹ thực hiện 14 dự án cho vay với tổng số tiền hơn 5,2 tỉ đồng.

Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn là cơ quan chủ trì chuyển giao công nghệ.

Tuy nhiên, trong thời gian thực hiện dự án, ông Phục cùng với ông Hải đã lập 7 hợp đồng khống để rút ngân sách. Trong 7 hợp đồng trên, Nguyên trực tiếp ký 6 hợp đồng. Hầu hết các hợp đồng trên đều được lập sơ sài, không đúng theo quy định để chiếm đoạt tiền của Nhà nước.

Ông Sơn cũng đã cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động KH&CN cho cơ sở sản xuất gạch bê tông Sa Miếch (huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh) sai quy định; ông Anh ký hợp đồng cho vay không đúng đối tượng đối với ông Sơn Sa Miếch, chủ cơ sở trên, vay 400 triệu đồng để mua máy cuộn rơm nhưng ông Miếch đã sử dụng sai mục đích. Khoản tiền này đến nay không thu hồi được. 

Mai An (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN