Thứ bảy, 20/04/2024 | 03:54
RSS

Cho hai tử tù bỏ trốn khỏi trại tạm giam mượn xe máy có phạm tội?

Thứ sáu, 15/09/2017, 13:22 (GMT+7)

Người cho hai tử tù trốn khỏi trại giam mượn xe máy bỏ trốn có phạm vào tội che giấu tội phạm không? Dưới đây là quan điểm của luật sư về vấn đề trên.

Sự kiện:

Theo luật sư Thơm, hai tử tù trốn khỏi trai tạm giam sau đó về nhà mượn xe máy đi trốn rất khó xử lý người cho mượn xe về tội che dấu tội phạm

Luật sư Nguyễn Anh Thơm

Liên quan đến hai tử tù bỏ trốn khỏi trại tạm giam T16 Bộ Công an (Thanh Oai, Hà Nội), để tìm hiểu về việc cho người tử tù mượn xe máy bỏ trốn có phạm tội không, PV đã có cuộc trao đổi với Luật sư Nguyễn Anh Thơm, Trưởng VPLS Nguyễn Anh – Đoàn LSTP Hà Nội

Hai tử tù là Lê Văn Thọ (tức Thọ “sứt”, 37 tuổi, trú tại Hải Dương) và Nguyễn Văn Tình (28 tuổi, trú tại Thanh Oai, Hà Nội) bất ngờ trốn thoát khỏi phòng biệt giam, được biết Thọ và Tình đã về nhà người thân của Tình tại xã Yên Trung, huyện Thạch Thất để mượn xe máy.

Theo luật sư Thơm việc người thân cho đối tượng Tình mượn xe vào rạng sáng ngày 11/9/2017 có phạm tội hay không cần làm rõ ý thức chủ quan của người này là có biết rõ việc Tình đã trốn thoát khỏi trại giam hay không?

Biết hay không việc điều tra, truy tố, xét xử Tình và Thọ và việc hai người này đã bị kết án tử hình và đang giam tại Trại T16 chờ thi hành án. Cơ sở nào nói Tình và Thọ được tha tù cho về khi mà trước đó tòa đã tuyên án tử?

Người cho tử tù mượn xe đi trốn rất khó xử lý về tội che dấu tội phạm

Người cho tử tù mượn xe đi trốn rất khó bị xử lý về tội che dấu tội phạm

Hiện nay, Cơ quan điều tra đang khởi tố các đối tượng về tội trốn khỏi nơi giam giữ theo Điều 311 BLHS. Nếu cơ quan điều tra có căn cứ khởi tố hai đối tượng bỏ trốn theo Khoản 2 Điều 311 BLHS (với tình tiết định khung: Có tổ chức; Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người dẫn giải) thì người có hành vi cung cấp xe máy cho đối tượng mới phải chịu trách nhiệm hình sự về Tội che giấu tội phạm theo Điều 313 BLHS.

Nếu xác định người cung cấp phương tiện cho hai đối tượng biết rõ sau khi bỏ trốn tại trại giam mà không thỏa mãn dấu hiệu tội phạm về Tội che giấu tội phạm Điều 313 BLHS thì cũng cần thiết phải xử lý bằng biện pháp hành chính theo Nghị định 197/2013 với mức phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng về hành vi “cản trở hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức".

Khoản 1 Điều 313 qui định: Người nào không hứa hẹn trước mà che giấu một trong các tội phạm quy định tại các điều sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm...

 

Cao Nguyên
Theo Đời sống Plus/GĐVN