Daily Mail đưa tin, các nhà khoa học vừa có thêm phát hiện vô cùng thú vị về mẫu hóa thạch của loài thằn lằn Saniwa ensidens được khai quật từ năm 1870.
Nghiên cứu cho thấy loài thằn lằn này dài gần 1 m, khác với các loài bò sát khác, chúng có thêm hai bộ phận cảm giác ánh sáng nằm ở đỉnh sọ. Hai "con mắt" này được xem như một đồng hồ sinh học hay một la bàn để giúp nó tự định hướng trong mọi hoàn cảnh mọi môi trường sống và trở nên vô cùng linh hoạt trong mọi hoạt động so với các loài khác cùng thời kỳ.
Ở những động vật ngày nay, cấu trúc đặc biệt này gần giống với loài cá và ếch. Tuy nhiên, đối với các loài động vật nguyên thủy, cấu trúc này khá hiếm và rất ít thấy ở các loài bò sát.
Phát hiện loài thằn lằn có tới ‘4 mắt’ thời tiền sử. Ảnh minh họa
Một nhóm các nhà khoa học đứng đầu là BS Krister Smith đã tình cờ phát hiện ra điều thú vị này sau khi phát hiện có một lỗ hổng bên trên hộp sọ của hóa thạch. Từ đó họ bắt đầu nghiên cứu nhiều mẩu hóa thạch và cho ra kết luận kể trên.
Được biết, đây là mẩu hóa thạch đầu tiên của loài Saniwa ensidens, một giống thằn lằn có họ hàng với loài thằn lằn monitor ngày nay, được tìm thấy ở Bắc Mỹ Trước đây, loài này chỉ tập trung sinh sống ở châu Âu.
Loài Saniwa ensidens này thường dài khoảng 1,3 m khi trưởng thành, sống vào thời kỳ Eocene cách đây khoảng 50 triệu năm. Chúng ăn nhiều loài động vật nhỏ hơn bao gồm cả thằn lằn bé, động vật có vú và chim.