Thứ sáu, 22/11/2024 | 01:42
RSS

Phát hiện chủng virus cúm mới có khả năng gây ra đại dịch ở Trung Quốc

Thứ ba, 30/06/2020, 10:05 (GMT+7)

Chủng virus mới này có thể thích nghi, lây truyền từ heo sang người và lây lan từ người sang người, nó hiện đang được phát hiện trên ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc.

Ngày 29/6, kết quả một nghiên cứu đăng trên Tạp chí khoa học của Viện hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ cho hay, G4 EA H1N1 là sự kết hợp của cúm được tìm thấy ở các loài chim châu Âu và châu Á và virus H1N1 - khiến nửa triệu người trên thế giới tử vong trong năm 2009.

Đặc biệt, G4 EA H1N1 có thể thích nghi, lây truyền từ heo sang người và lây lan từ người sang người. Chủng virus mới này hiện đang được phát hiện trên ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc

Thử nghiệm trên các công nhân tại các trang trại nuôi nhốt heo cũng cho thấy hơn 10% xét nghiệm dương tính với kháng thể G4. Điều đó có nghĩa là loại virus mới này rất có khả năng gây nên một đại dịch mới.

Mặc dù ở thời điểm hiện tại G4 EA H1N1 chưa phải vấn đề lớn cũng không vì thế mà mất cảnh giác với các chủng cúm mới này bởi lẽ nó có thể bùng phát bất cứ lúc nào nếu không được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ.

Nhất là đối với những người lao đồng chăn nuôi, giết mổ, tiếp xúc hàng ngày thì những phương án đề phòng cần được triển khai khẩn cấp.

Phát hiện chủng virus cúm mới có khả năng gây ra đại dịch ở Trung Quốc

Chủng virus mới này hiện đang được phát hiện trên ít nhất 10 tỉnh thành tại Trung Quốc

Trước đó, Đài BBC đưa tin, các nhà nghiên cứu của Đại học Nông nghiệp Trung Quốc phát hiện một chủng virus cúm lợn mới có tên G4 EA H1N1 thông qua phân tích các miếng gạc mũi lấy từ heo tại các lò mổ ở Trung Quốc.

Cụ thể, từ năm 2011 đến 2018, các nhà nghiên cứu đã lấy 30.000 miếng gạc mũi từ những con heo trong các lò mổ ở 10 tỉnh của Trung Quốc và trong một bệnh viện thú y, cho phép họ phân lập 179 loại virus cúm lợn. Trong số đó có 1 loại mới chiếm ưu thế ở heo kể từ năm 2016.

Sau đó, các nhà nghiên cứu đã thực hiện nhiều thí nghiệm khác nhau bao gồm ở cả chồn sương, vốn được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu về cúm vì chúng gặp các triệu chứng tương tự như con người - chủ yếu là sốt, ho và hắt hơi.

Theo quan sát, G4 có khả năng lây nhiễm cao, có thể phát triển và nhân lên trong các tế bào của con người và gây ra các triệu chứng nghiêm trọng hơn ở chồn sương so với các loại virus khác.

Nhóm nghiên cứu cho biết: "G4 có đầy đủ đặc điểm cần thiết cho thấy khả năng thích nghi cao với người nhiễm bệnh".

Nguyệt Hà (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN