Bệnh bạch hầu là một tình trạng nhiễm độc cấp tính nguy hiểm
MỤC LỤC:
Bệnh bạch hầu là bệnh gì?
Phân loại bệnh bạch hầu
Bệnh bạch hầu lây lan như thế nào?
Ai có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu?
Triệu chứng bệnh bạch hầu
Biến chứng nguy hiểm của bệnh bạch hầu
Điều trị bệnh bạch hầu như thế nào?
Làm thế nào để ngăn ngừa mắc bệnh bạch cầu?
Bệnh bạch hầu có lẽ là một trong những vấn đề quan tâm nhất trong những ngày gần đây.
Bạch hầu là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae sinh độc tố gây ra.
Bệnh lây truyền từ người này sang người khác qua giọt bắn, thường là do hít phải vi khuẩn sau khi người bị nhiễm bệnh ho hoặc hắt hơi.
Vi khuẩn bạch hầu tạo ra độc tố, thường dẫn đến các vấn đề về hô hấp, suy tim, tê liệt và đôi khi tử vong.
Các dấu hiệu và triệu chứng bệnh thường bắt đầu từ 2 – 5 ngày sau khi tiếp xúc, với mức độ tăng dần từ nhẹ đến nặng.
Bệnh bạch hầu do vi khuẩn Corynebacterium diphtheriae
Có hai dạng bệnh chính là:
Bạch hầu hô hấp: Loại bạch hầu phổ biến và nghiêm trọng nhất xảy ra khi vi khuẩn C. diphtheriae sản sinh độc tố lây nhiễm đường hô hấp trên (mũi, họng).
Bạch cầu da: C. diphtheriae tạo ra độc tố lây nhiễm vào da.
Bệnh bạch hầu lây lan dễ dàng từ người này sang người khác thông qua:
Tiếp xúc với giọt bắn của người bệnh khi ho, hắt hơi.
Tiếp xúc gần với người mắc bệnh.
Tiếp xúc với đồ đạc hay quần áo có vi khuẩn gây bệnh.
Bất kỳ ai không được tiêm chủng đầy đủ đều có nguy cơ mắc bệnh bạch hầu, bao gồm cả trẻ em và người trưởng thành.
Những người sống trong điều kiện đông đúc hoặc mất vệ sinh.
Những người đi du lịch đến khu vực đang có dịch bệnh bạch hầu.
Dấu hiệu bệnh bạch hầu ở trẻ em
Sốt nhẹ (hiếm khi vượt quá 39°C)
Viêm amidan đau nhẹ/hoặc viêm họng có giả mạc với đặc điểm: màu trắng ngà, dày, khó bóc tách, lan nhanh, có thể chảy máu.
Hạch to và sưng to vùng cổ, đặc biệt nếu kết hợp với viêm họng giả mạc và dấu hiệu nhiễm độc toàn thân.
Khàn giọng và thở khó khăn.
Chảy dịch mũi mủ nhầy lẫn máu kết hợp với màng giả ở niêm mạc.
Trong trường hợp nặng, trẻ có thể bị sưng cổ, khó thở, khàn tiếng, rối loạn nhịp tim và tê liệt.
Triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn
Các triệu chứng bệnh bạch hầu ở người lớn tương tự như ở trẻ nhỏ nhưng thường nghiêm trọng, có nguy cơ biến chứng và dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Chúng bao gồm:
Đau họng và khàn giọng
Sốt và ớn lạnh
Giả mạc hai bên thành họng
Khó thở hoặc thở nhanh
Chảy nước mũi
Sưng hạch bạch huyết ở cổ
Mệt mỏi, khó chịu
Các triệu chứng của nhiễm trùng da do bạch hầu có thể bao gồm:
Vết thương hở hoặc vết loét có mép rõ ràng
Phát ban có vảy hoặc da bong tróc
Đỏ
Sưng tấy
Bạch hầu là một căn bệnh nhiễm trùng cấp tính, bệnh diễn biến nhanh chóng với các triệu chứng xuất hiện rầm rộ.
Nếu độc tố xâm nhập vào máu có thể giết chết mô của các cơ quan khác và gây ra:
Tắc nghẽn đường thở: ảnh hưởng tới mũi và cổ họng, gây cản trở hô hấp
Tổn thương thần kinh
Đau tim, gây ra các biến chứng như viêm cơ tim
Trường hợp nghiêm trọng có thể dẫn đến suy tim sung huyết và đột tử.
Bệnh bạch hầu có thể gây tử vong nhanh chỉ trong khoảng thời gian 6-10 ngày.
Ngay cả khi được điều trị, khoảng 1 trong 10 người mắc bệnh bạch hầu có thể tử vong.
Nếu không được điều trị, có tới một nửa số người tử vong vì căn bệnh này.
Biến chứng nguy hiểm của bệnh Bạch hầu
Người mắc bệnh bạch hầu hoặc nghi ngờ mắc bệnh thường được chỉ định tiêm thuốc giải độc vào cơ hoặc vào tĩnh mạch.
Sau đó, nhiễm trùng được điều trị bằng thuốc kháng sinh, chẳng hạn như erythromycin hoặc benzathine penicillin.
Các biện pháp điều trị bổ sung thường bao gồm: truyền dịch tĩnh mạch, oxy, nghỉ ngơi tại giường, theo dõi tim, sử dụng ống thở và giảm tắc nghẽn đường thở.
Bạch hầu là một bệnh lý nguy hiểm, với tốc độ lây lan nhanh chóng và nguy cơ tử vong cao ngay cả khi được điều trị.
Không có cách ngăn ngừa hoàn toàn, nhưng thực hiện tốt một số biện pháp sau sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh:
Tiêm phòng vaccine bạch hầu
Vaccine là cách dự phòng bệnh hiệu quả an toàn và tiết kiệm.
Việc tiêm vaccine phòng bệnh bạch hầu đã được triển khai trong Chương trình Tiêm chủng mở rộng từ năm 1985 cùng 5 bệnh khác là lao, ho gà, uốn ván, bại liệt và sởi.
Việc tiêm phòng cho trẻ bao gồm 3 mũi cơ bản và 2 mũi nhắc lại, với thời gian cụ thể của từng mũi như sau:
Mũi 1: Tiêm khi trẻ được 2 tháng tuổi
Mũi 2: Tiêm sau mũi đầu tiên 1 tháng
Mũi 3: Sau mũi thứ hai 1 tháng
Mũi 4: Khi trẻ trong độ tuổi 5-18 tháng tuổi
Mũi 5: Khi trẻ 4 tới 6 tuổi
Trẻ trong độ tuổi đi học cần được tiêm 1 mũi nhắc lại vào giai đoạn từ 9-15 tuổi để củng cố lại đáp ứng miễn dịch đã có trước đó.
Người trưởng thành được khuyến cáo tiêm nhắc lại sau mỗi 10 năm. Việc này nhằm đảm bảo duy trì lượng kháng thể trong cơ thể luôn đảm bảo cho việc chống lại virus bạch hầu.
Thời gian tiêm vaccine phòng bạch hầu – uốn ván – ho gà thường là vào tam cá nguyệt 2 hoặc tam cá nguyệt 3 của thai kỳ (từ 3 tháng giữa của thai kỳ).
Các biện pháp phòng chống bệnh bạch hầu
Các biện pháp phòng bệnh khác
Hạn chế đến nơi đông người nếu không cần thiết.
Vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học... đảm bảo thông thoáng.
Thực hiện tốt vệ sinh nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Đảm bảo vệ sinh ăn uống, ăn chín, uống sôi, bát đũa sạch sẽ.
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch.
Che miệng bằng khăn sạch hoặc khuỷu tay áo khi ho hoặc hắt hơi.
Giữ vệ sinh thân thể, vệ sinh răng miệng và súc họng 2 lần mỗi ngày .
Xịt mũi bằng dung dịch vệ sinh mũi chứa muối và nước khoáng với nhiều khoáng chất giúp làm loãng chất nhầy ứ đọng ở các khoang mũi, đào thải chúng cùng bụi bẩn, vi khuẩn, tác nhân gây bệnh, gây dị ứng, làm sạch niêm mạc mũi, xoang, giúp phòng ngừa và giúp làm giảm nghẹt mũi, sổ mũi, viêm mũi xoang, viêm đường hô hấp trên.
Dung dịch vệ sinh mũi có chứa muối và nước khoáng chứa nhiều khoáng chất như Cu, I, Mg, Zn… hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, bạn có thể tham khảo sử dụng.
DUNG DỊCH VỆ SINH MŨI ZENKO Thành phần: Công dụng: |