Thứ năm, 25/04/2024 | 19:06
RSS

Những cú ‘lội ngược dòng’ ứng phó đại dịch Covid-19 của Mỹ

Thứ tư, 25/03/2020, 11:24 (GMT+7)

Hiện nay, số ca nhiễm Covid-19 của Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc và Ý. Với tình hình này, Mỹ đã có những biện pháp 'đảo chiều' khống chế tối đa tốc độ lây lan của dịch bệnh.

Những phát biểu và cách tiếp cận của Tổng thống Donald Trump đối với dịch covid-19 đã thay đổi trong vài tuần gần đây khi Mỹ trở thành một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 với hơn 600 ca tử vong.

Nhận thấy tình hình diễn biến xấu, Tổng thống Donald Trump đã thường xuyên xuất hiện trong cuộc họp báo hằng ngày tại Nhà Trắng cùng với lực lượng chuyên trách về phòng chống Covid-19.

Ông từng nhấn mạnh với báo giới rằng Covid-19 sẽ trở thành đại dịch trước khi Tổ chức Y tế thế giới (WHO) công bố, dù những phát ngôn trước đó của ông đều coi nhẹ tính nghiêm trọng của virus này. Chính quyền Mỹ đang nỗ lực hết mình trong việc ngăn chặn dịch bệnh.

Ban bố lệnh ở nhà và hạn chế tụ tập đông người

Những cú lội ngược dòng ứng phó đại dịch Covid-19 của Mỹ
Quảng trường Thời đại giờ vắng lặng do người dân được lệnh ở nhà. Ảnh: Vietnamnet

16 bang tại Mỹ đã ban bố sắc lệnh ở nhà tương đương với 43% dân số nước Mỹ. Sắc lệnh yêu cầu người dân ở trong nhà, được duy trì cho đến khi nào có thông báo mới. Theo sắc lệnh, tất cả các nhà hàng, quán bar, câu lạc bộ và phòng tập gym sẽ bị đóng cửa. Các sự kiện công cộng và sự kiện tụ tập đông người cũng bị cấm. Tuy nhiên các hiệu thuốc, cửa hàng tạp hóa, ngân hàng và các cửa hàng ăn có dịch vụ giao nhận vẫn hoạt động.

Một số bang sẽ hạn chế đi lại từ 8 giờ tối đến 5 giờ sáng hàng ngày, nhằm đối phó với tình trạng lây lan của dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp gây ra. Đồng thời, chính quyền các bang sẽ yêu cầu công ty, tập đoàn tạo điều kiện cho nhân viên được làm việc tại nhà.

Thông qua các gói ngân sách 

Chính quyền Mỹ đã thông qua các gói ngân sách hỗ trợ phòng chống dịch Covid-19 trị giá 8,3 tỷ USD, dành cho các cơ quan y tế công của các địa phương, tiểu bang và liên bang, nhằm ứng phó với dịch Covid-19. 

Hàng loạt các biện pháp nhằm giảm thiểu tác hại của dịch bệnh. Ông Trump tuyên bố kích hoạt Đạo luật Sản xuất quốc phòng, quyết định này cho phép Chính phủ Mỹ đẩy nhanh hoạt động sản xuất khẩu trang, máy thở, bộ thông gió cũng như các thiết bị cần thiết khác để chống lại dịch bệnh  Covid-19

Gia tăng bộ kit xét nghiệm

Những cú lội ngược dòng ứng phó đại dịch Covid-19 của Mỹ
Các cơ sở y tế liên bang Mỹ báo cáo mức thiếu hụt nghiêm trọng trang thiết bị phục vụ xét nghiệm và khả năng thực hiện xét nghiệm ở giai đoạn đầu. Ảnh: Vietnamnet.

Trước đó, vấn đề đau đầu nhất với giới chức Mỹ trong công tác chống dịch, đó là thiếu bộ kit xét nghiệm.

Tuy nhiên, trong 2 tuần vừa qua, nhiều bệnh viện trên khắp nước Mỹ đang nỗ lực phát triển các bộ kit xét nghiệm. Trung tâm Y tế Đại học Washington mới đây, đã phát triển thành công bộ kit xét nghiệm Covid-19 dựa trên các khuyến nghị của WHO. 

Hệ thống bệnh viện ở Washington đủ khả năng xét nghiệm khoảng 1 ngàn trường hộp mỗi ngày và đang nỗ lực nâng số ca có thể xét nghiệm lên 4 hoặc 5 ngàn người.

Trong một tuyên bố mới đây, trung tâm y tế Cleveland Clinic cho biết, bộ kit xét nghiệm của trung tâm này có thể trả về kết quả trong vòng khoảng 8 giờ và sẽ sớm được phân phối vào cuối tháng 3.

Ở một số bang, các quan chức cho biết năng lực và tốc độ xét nghiệm đang dần được cải thiện, hàng ngàn mẫu thử được thu thập và xử lý mỗi ngày. 

Hiện tại, số ca nhiễm tại Mỹ đã tăng thêm 9.279 ca và số ca tử vong cũng tăng thêm 132 ca, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 53.013 ca và ca tử vong lên 685 ca. Với tình hình này, số ca nhiễm Covid-19 tại Mỹ chỉ đứng sau Trung Quốc và Ý.

Trong bối cảnh giới chức y tế nước này đang ‘chạy nước rút’ nhằm tìm cách ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh này. Hiện các cơ sở y tế tại các bang của Mỹ đang chuyển trọng tâm sang giảm tốc độ lây lan của dịch bệnh và giúp kéo dài thời gian để các bệnh viện không bị quá tải và có thể đáp ứng được nhu cầu.

Trần Ngọc (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.