Thứ bảy, 20/04/2024 | 06:41
RSS

Nhiệt miệng có gây sốt không? Cách trị nhiệt miệng như thế nào?

Thứ ba, 11/04/2023, 15:43 (GMT+7)

Nhiệt miệng có thể xuất hiện ở mọi đối tượng, dù phổ biến nhưng có nhiều người vẫn thắc mắc rằng “Nhiệt miệng có gây sốt không?” và cách điều trị nào giúp cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh nhất, cùng tìm hiểu bài viết dưới đây.

I. Nhiệt miệng có gây sốt không?

Nhiệt miệng là tình trạng miệng bị lở loét, tổn thương nhỏ xuất hiện ở bất kỳ vị trí nào trên khoang miệng như môi, nướu, lưỡi, hai bên má nhưng lại mang cảm giác đau, khó chịu ăn uống trở nên khó khăn.

Tình trạng này, ban đầu chỉ xuất hiện dưới hình thức mụn nước nhỏ, nhưng tác động từ quá trình nhai khiến thức ăn va chạm nhiều tới nó sẽ dễ gây vỡ và tạo thành các vết loét mà mọi người thường gọi là nhiệt miệng. 

Trung bình một năm, tình trạng nhiệt miệng có thể xuất hiện trên 2 lần và mỗi lần tình trạng này nhiều ngày liên tiếp. Đối với người dễ mắc phải nhiệt miệng thì thời gian lâu hơn và tái phát nhiều hơn.

Nhiệt miệng có gây sốt không? Nhiệt miệng không gây sốt, không gây sưng hạch tại vị trí xung quanh chỉ cảm thấy đau nhói, ăn uống khó khăn và bệnh có thể tự khỏi sau vài ngày. Nhưng, cũng có trường hợp nhiệt miệng tiến triển nghiêm trọng hơn là bị viêm cấp người bệnh có thể xuất hiện sốt.

Nhiệt miệng có gây sốt không

II. Các triệu chứng thường gặp của nhiệt miệng

Nhiệt miệng sẽ xuất hiện với các triệu chứng như:

  • Có cảm giác có mụn nước trong miệng, hơi đau và dần dần xuất hiện vết loét.
  • Các vết loét ban đầu nhỏ, mỏng ở niêm mạc miệng, gây ra khó chịu, vướng víu khi ăn.
  • Vết loét hình tròn bên trong có màu trắng hoặc vàng, viền xung quanh màu đỏ.
  • Đặc biệt, càng về sau các nốt nhiệt có xu hướng lan rộng hơn càng ảnh hưởng tới quá trình ăn uống, khi nói chuyện cũng sợ va chạm vào răng gây đau, xót.
  • Kích thước vết loét không lớn.

Tình trạng này có thể sẽ khỏi sau 7 - 10 ngày hoặc có thể hơn thế nếu tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng hơn.

III. Nguyên nhân dẫn tới nhiệt miệng

Nhiệt miệng có nhiều nguyên nhân gây ra, có thể là sự tác động bên ngoài hoặc có thể là do cơ thể có sự thay đổi về nội tiết, các nguyên nhân thường gặp chủ ý như:

  • Tổn thương nhỏ như đánh răng mạnh, cắn vào má khi đang nhai, do sự va đập từ bên ngoài.
  • Sử dụng một số thực phẩm như chocolate, cafe, đồ ăn cay…
  • Cơ thể bị thiếu hụt hàm lượng Vitamin B12, kẽm, sắt và nồng độ axit folic.
  • Một số vi khuẩn trong miệng gây ra.
  • Vi khuẩn Hp - loại vi khuẩn có thể lây qua nhiều đường khác nhau trong bệnh dạ dày.
  • Thay đổi hormone trong giai đoạn hành kinh cũng là nguyên nhân dẫn đến nhiệt miệng.
  • Tâm lý căng thẳng, stress.

IV. Các cách chữa nhiệt miệng hiệu quả

Các cải thiện tình trạng nhiệt miệng nhanh hiệu quả để tránh tình trạng nhiệt miệng gây ảnh hưởng tới quá trình ăn uống và sinh hoạt hằng ngày.

Dùng nước muối súc miệng:

Phương pháp này không có tác dụng chữa nhiệt miệng nhưng nó giúp làm sạch, loại bỏ mảng bám và vi khuẩn trên vết loét do muối có tính sát khuẩn cao, từ đó sẽ giúp giảm được cơn đau và nhanh khô ở vị trí loét.

Dùng nước muối pha loãng hoặc nước muối sinh lý đều đem lại sự an toàn, dễ dàng thực hiện và với chi phí rẻ.

Cách pha nước muối đúng chuẩn bạn có thể tham khảo hoặc có thể mua nước muối sinh lý ở ngoài nhà thuốc: Chuẩn bị 5g muối tinh (muối biển sạch) hòa tan cùng với khoảng 200ml nước ấm, sau đó lấy súc miệng khoảng 15 giây rồi nhổ ra, nên súc miệng khoảng 2 - 3 lần một ngày.

Nhiệt miệng có gây sốt không

Dùng mật ong trị nhiệt miệng:

Với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn từ mật ong giúp khắc phục tình trạng sưng đỏ, đau xót ở vết nhiệt miệng. Bôi trực tiếp mật ong vào nốt nhiệt 4 lần một ngày hoặc pha mật ong với nước trà ấm để uống hằng ngày. Bên cạnh đó, sử dụng tạo hỗn hợp mật ong và bột nghệ cũng có thể khắc phục được vết loét trong miệng bằng việc bôi trực tiếp lên vị trí đó.

Lấy sữa chua hỗ trợ cải thiện:

Men vi sinh được các nhà nghiên cứu tìm thấy trong sữa chua, có tác dụng cân bằng được quá trình tiêu hóa của cơ thể. Trong trường hợp, nhiệt miệng do vi khuẩn Hp gây ra hoặc bệnh viêm ruột việc ăn sữa chua sẽ hỗ trợ cải thiện nhiệt miệng và bảo vệ dạ dày khỏi các vi khuẩn xấu.

Sử dụng baking soda:

Baking soda là loại muối nở, có tác dụng cân bằng được nồng độ pH trong khoang miệng, giúp hỗ trợ giảm viêm khắc phục tình trạng nhiệt miệng nhanh.

Giống như cách pha nước muối, người bệnh lấy khoảng 5g baking soda hòa tan cùng với khoảng hơn 200ml nước ấm, súc miệng 2 - 3 lần mỗi ngày cho đến khi vết loét có dấu hiệu cải thiện. Mỗi lần súc miệng khoảng 15 giây sau đó nhổ ra.

Dùng dầu dừa:

Dầu dừa có tác dụng kháng khuẩn do có chứa thành phần acid lauric, người bị nhiệt miệng khi bắt đầu có cảm giác loét, đau nên dùng luôn để sớm khắc phục được cơn đau, giảm sưng tấy, giúp nhanh lành vết thương.

Hạn chế nuốt nước bọt khi bôi dầu dừa vì như vậy sẽ khiến mất tác dụng khi dầu dừa chưa bao phủ hết vị trí loét.

Uống trà hoa cúc:

Trà hoa cúc dễ uống với mùi dịu nhẹ, thơm, vị ngon giúp thư giãn để tâm trạng thoải mái và có tác dụng giảm đau, làm lành vết thương, Trong quá trình điều trị nhiệt miệng, người bệnh dùng thêm trà hoa cúc, sau khi dùng hết có thể dùng túi trà để đắp lên vị trí nhiệt trong vài phút hoặc dùng trà để súc miệng hằng ngày.

Nhiệt miệng có gây sốt không

Hiệu quả từ việc dùng bã chè khô:

Cũng giống như phương pháp trị nhiệt miệng với trà hoa cúc, sau khi sử dụng trà xong người bệnh có thể lấy túi lại túi lọc chè sau đó lấy chè đắp vào nốt nhiệt miệng, vừa có tác dụng giảm đau, giảm sưng tấy, ngăn viêm nhiễm với hiệu quả cao.

Bổ sung vitamin 

Dung nạp đầy đủ các loại vitamin cho cơ thể, để từ đó tăng sức đề kháng tốt hơn ngăn chặn các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, đẩy lùi tình trạng nhiệt miệng. Bổ sung chế độ ăn nhiều rau xanh, nước dừa, trứng và các loại sữa…

Hy vọng bài viết đã cung cấp được câu trả lời cho câu hỏi "Nhiệt miệng có gây sốt không?" Nhiệt miệng có thể gây sốt chỉ khi tình trạng viêm trở nên nghiêm trọng. Qua các các trị nhiệt miệng từ công thức dân gian mà người bệnh có thể tham khảo áp dụng sẽ giúp các trường hợp xuất hiện vết loét ở niêm mạc giảm cảm giác đau, xót, lợi sưng, ăn uống khó khăn dần dần được cải thiện.

thông tin tư vấn

DS. Hương Giang
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại