Nhiệt miệng là tình trạng viêm nhiễm ở các mô mềm trong miệng (lưỡi, lợi, má trong, môi), biểu hiện là những vết loét hình tròn hoặc oval, bờ nông, kích thước khoảng 1 - 2mm, có màu trắng và chuyển sang màu vàng sau một khoảng thời gian nhất định, phần da xung quanh có dấu hiệu sưng tấy. Mặc dù không ảnh hưởng lớn đến sức khỏe nhưng các vết loét này thường khiến người bệnh có cảm giác đau, khó chịu, gây khó khăn, bất tiện cho việc ăn uống, nói chuyện.
Hầu hết mọi người đều mắc nhiệt miệng ít nhất một lần trong đời, tùy theo thể trạng sức khỏe và chế độ sinh hoạt, ăn uống mà mức độ và tần suất mắc phải sẽ khác nhau. Thông thường, những vết loét chỉ xuất hiện 3 - 4 lần trong năm, kéo dài trong khoảng 1 tuần và thường xảy ra ở độ tuổi từ 10 - 20. Tuy nhiên, với những trường hợp nhiễm trùng nặng, tình trạng viêm loét thường xuyên tái diễn trong khoảng thời gian ngắn, gây bất tiện cho cuộc sống sinh hoạt hàng ngày.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiệt miệng, phổ biến hơn cả là những yếu tố sau:
Thiếu hụt dinh dưỡng, cụ thể là các loại vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hàng ngày, là một trong những tác nhân chính gây ra nhiệt miệng. Đặc biệt là vitamin, vốn được coi là "tấm lá chắn" giúp bảo vệ và tăng cường sức đề kháng tự nhiên cho cơ thể, ngăn chặn sự xâm nhập của vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh.
Đối với phụ nữ, việc thay đổi nội tiết tố trong thời kỳ kinh nguyệt, giai đoạn dậy thì, mang thai hoặc khi bị stress, căng thẳng kéo dài có thể khiến thân nhiệt không ổn định, dễ nóng trong, sinh mụn nhọt và loét miệng.
Rất nhiều người lầm tưởng rằng, phải chải răng mạnh và sử dụng các loại nước súc miệng có tính sát khuẩn cao mới đảm bảo cho răng miệng luôn sạch sẽ. Trên thực tế, thói quen đánh răng quá mạnh không chỉ khiến men răng nhanh mòn mà còn vô tình làm tổn thương khoang miệng, tạo điều kiện lý tưởng cho vi khuẩn tấn công và gây ra nhiệt miệng thông qua những vết trầy xước trên các mô mềm. Bên cạnh đó, thành phần Sodium lauryl sulfat có trong một số dòng sản phẩm kem đánh răng và nước súc miệng cũng có thể khiến tình trạng nhiệt miệng xuất hiện và tái phát thường xuyên.
Thường xuyên dung nạp các món ăn có tính cay, nóng không chỉ ảnh hưởng xấu đến chức năng của hệ tiêu hóa mà còn làm giảm vị giác và gây ra những vết loét ở niêm mạc miệng. Đối với những người đang bị nhiệt miệng, nếu vẫn tiêu thụ đồ ăn cay nóng sẽ khiến tình trạng lở loét thêm trầm trọng, khó lành.
Hàng ngày, cơ thể chúng ta phải tiếp xúc với rất nhiều chất độc hại thông qua môi trường bên ngoài, kết hợp với thói quen sinh hoạt không điều độ và chế độ ăn uống không đảm bảo dinh dưỡng, gây ra tình trạng quá tải cho các cơ quan chịu trách nhiệm lọc và đào thải độc tố như gan, thận, tụy, mật. Nhiệt miệng là một trong những dấu hiệu điển hình cảnh báo chức năng hoạt động của các bộ phận này đang gặp vấn đề.
Việc nắm được tình trạng hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì sẽ giúp bạn có kế hoạch bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và hạn chế sự tái phát hiệu quả. Nếu bạn đang thắc mắc hay lở miệng là thiếu chất gì thì dưới đây chính là câu trả lời dành cho bạn:
Thiếu hụt vitamin C trong thời gian dài sẽ khiến hệ miễn dịch suy giảm, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển, tấn công các tế bào trong niêm mạc miệng và gây ra các vết loét.
Vitamin PP (vitamin B3) đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi thức ăn thành năng lượng hữu ích cho các hoạt động của cơ thể, cũng như hỗ trợ các phản ứng hóa học quan trọng trong cơ quan nội tạng. Không bổ sung đủ lượng vitamin PP cần thiết sẽ kích thích tình trạng viêm miệng, viêm lưỡi xuất hiện, ngoài ra còn gây chán ăn, suy nhược, tiêu chảy...
Loại vitamin này đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với da, tóc, móng, môi, lưỡi, thị giác, đồng thời hỗ trợ tăng cường quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể và tăng khả năng hấp thụ vitamin và khoáng chất khác. Thiếu hụt vitamin B2 gây viêm, loét miệng, nứt khóe miệng, khô, nứt môi, phù nề miệng và cổ họng và một số bệnh lý khác như rối loạn da, viêm kết mạc, xung huyết, rối loạn chức năng gan, thiếu máu...
Bên cạnh công dụng điều hòa vị giác và tạo cảm giác ngon miệng, kẽm còn góp phần xây dựng hệ thống miễn dịch tự nhiên cho cơ thể, chống lại các tác nhân gây bệnh và giảm nguy cơ nhiễm trùng. Đối với một người trưởng thành, nhu cầu kẽm mỗi ngày vào khoảng 8 - 11mg/ngày, riêng phụ nữ có thai và cho con bú là 11 - 12 mg/ngày. Thường xuyên loét miệng chính là dấu hiệu đặc trưng cảnh báo tình trạng thiếu kẽm trong cơ thể.
Khi biết được hay nhiệt miệng là thiếu chất gì thì việc xử trí và cải thiện tình trạng này không hề khó. Bạn có thể áp dụng một số biện pháp giảm nhiệt miệng và ngăn ngừa tái phát như sau:
Hy vọng các thông tin ở trên đã giúp bạn giải đáp được câu hỏi: Hay bị nhiệt miệng là thiếu chất gì, cũng như tìm ra cách thức chữa trị hiệu quả cho tình trạng bệnh lý này.