Tết Nguyên đán đang cận kề và câu chuyện gộp Tết Âm lịch với Tết Dương lịch đang thu hút sự quan tâm của dư luận. Có người tán thành việc gộp Tết ta với Tết tây nhưng cũng không ít người thẳng thắn phản đối ý kiến trên.
Xoay quanh câu chuyện đang gây tranh cãi từ nhiều năm trước nhưng mới được khơi lại gần đây. Đời Sống Plus đã có cuộc trò chuyện với nhà thơ Vũ Quần Phương, ông thẳng thắn bày tỏ quan điểm phản đối việc gộp hai tết vào một.
Nhà thơ Vũ Quần Phương cho biết, Tết cổ truyền là tinh hoa dân tộc không phải muốn bỏ là bỏ. Ảnh.Q.A
Theo nhà thơ Vũ Quần Phương, kinh nghiệm gộp Tết Âm lịch vào Tết Dương lịch Nhật Bản đã làm, họ đã hòa tan cái Tết tộc vào Tết Dương lịch, hướng về Châu Âu.
Còn ở Việt Nam, muốn hội nhập thành công thì phải giữ được bản sắc của mình thì mới có phần đóng góp cái riêng cho “thiên hạ”. Nếu mình giống như “thiên hạ”, không có gì đóng góp làm sao nổi bật được. Bởi vì lẽ đó, ông Phương cho rằng mình phải cố giữ phong cách Châu Á, giữ Tết cổ truyền dân tộc.
“Ăn Tết không chỉ là ăn phực phẩm, ăn vui chơi mà ăn cả thời tiết Thời tiết trong Tết Âm lịch nhuyễn vào trong máu bà con ta rồi. Có những năm Tết Dương Lịch cách Tết Âm lịch 1 tháng, nhưng cũng có năm cách hai tháng…cho nên tôi đứng về phía giữ Tết cổ truyền”, nhà thơ Vũ Quần Phương chia sẻ.
Tết cổ truyền là tết của tình thân, tết sum họp. Ảnh Internet
Cũng theo nhà thơ Vũ Quần Phương, Tết Dương lịch cũng được nghỉ một ngày, cũng được vui chơi, Tết đó phù hợp cho giới trẻ.
Còn "Tết ta" là tết tết của tình thân, tết sum họp về nhà. Bởi cả năm mới có một ngày giỗ Tết của toàn xã hội. Là dịp duy nhất để làng xóm, anh anh, bạn bè, quây quần sang nhà nhau chơi.
“Tôi hoàn toàn không đồng ý với chuyện gộp Tết tây và Tết ta, Tết cổ truyền là tinh hoa dân tộc không phải muốn bỏ là bỏ được. Tết ta có từ hàng ngàn đời nay, là điểm giao thời giữa năm cũ và năm mới, giữa một chu kỳ vận hành của đất trời, vạn vật cỏ cây. Đây còn là dịp để mọi người Việt Nam tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội”, nhà thơ Vũ Quần Phương bày tỏ quản điểm.
Tết ta là dịp để mọi người quây quần bên nhau, tưởng nhớ, tri ân tổ tiên, nguồn cội. Ảnh. Internet
Ngoài ra ông cũng cho biết thêm, Không khí mua sắm, đón xuân của người Việt Nam rất thú vị và vô cùng ý nghĩa nên nếu gộp chung lại vô tình làm mất đi ý nghĩa thiêng liêng của những ngày truyền thống dân tộc.
Tết cổ âm lịch là để chúng ta nhớ về cội nguồn, chính vì lẽ đó bằng mọi cách chúng ta phải bảo vệ Tết cổ truyền của dân tộc.