Thứ hai, 30/09/2024 | 18:08
RSS

Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ

Thứ hai, 30/09/2024, 18:08 (GMT+7)

Đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ là một trong những mối quan tâm hàng đầu của nhiều gia đình do hệ tiêu hóa có ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và sự phát triển về thể chất cũng như trí tuệ của trẻ.

Làm thế nào để khắc phục vấn đề đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ

MỤC LỤC
Hiện tượng đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ
Biểu hiện đi ngoài phân sống ở trẻ em
Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài phân sống
Đi ngoài phân sống ở trẻ em có nguy hiểm không?
Cách khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ em

Hiện tượng đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ

Sau khi thức ăn được đưa vào cơ thể, quá trình tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng diễn ra tại dạ dày và ruột.

Cuối quá trình, các chất cặn bã còn lại sẽ được đưa xuống ruột già, tạo thành phân sau đó đào thải ra ngoài nhờ hoạt động của trực tràng và các cơ vòng hậu môn. 

Phân sống là tình trạng phân nát, không thành khuôn, trong phân thường có lẫn những chất nhầy và hạt lợn cợn là thức ăn chưa tiêu hóa hết. Điều này đồng nghĩa với việc thức ăn không được trải qua quá trình tiêu hóa cũng như hấp thu tối đa mà đi thẳng xuống trực tràng và ra ngoài cùng phân.   

Hiểu một cách đơn giản, đi ngoài phân sống ở trẻ em có nghĩa là trẻ ăn thức ăn gì thì sẽ đi ngoài ra chính loại thức ăn đó. 

Đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ là tình trạng khá phổ biến

Biểu hiện đi ngoài phân sống ở trẻ em

Đi ngoài phân sống ở trẻ thường biểu hiện bởi tình trạng:

Trẻ đi phân nát, không thành khuôn, phân thường quá lỏng hay quá rắn, đôi lúc sền sệt, tách nước riêng
Trong phân thường có các hạt lợn cợn hay bọt nhầy, đôi khi còn thấy rõ thức ăn hoặc rau chưa tiêu hóa hết
Màu sắc phân bị biến đổi: chuyển từ màu vàng sang màu đậm hơn hoặc màu xanh nhẹ;
Phân có mùi hơi chua hoặc hôi tanh, đôi khi có lẫn máu do tổn thương niêm mạc hậu môn - trực tràng.
Bên cạnh đó, trẻ còn có thể có các biểu hiện khác như:
Đau bụng
Trẻ biếng ăn và không chịu ăn uống
Sốt nhẹ 
Sụt cân
Trẻ có dấu hiệu mất nước

Nguyên nhân khiến trẻ bị đi ngoài phân sống

Đi ngoài phân sống là một trong những vấn đề tiêu hóa xảy ra khá phổ biến, nguyên nhân do đường tiêu hóa có vấn đề khiến cho quá trình tiêu hóa diễn ra kém hơn so với bình thường.

Vấn đề này có thể xảy ra do nhiều nguyên nhân, bao gồm các tác động từ môi trường ngoài hoặc liên quan tới các bệnh lý tiêu hóa ở trẻ.

Một số nguyên nhân phổ biến nhất được biết đến bao gồm: 

Cho trẻ ăn quá nhiều

Việc nạp cùng lúc một lượng lớn thức ăn vào cơ thể làm cho trẻ không thể tiêu hóa và hấp thu hết được. Trẻ có thể đi ngoài ra đúng số thức ăn đã ăn. 

Ăn dặm quá sớm

Trong 6 tháng đầu, hệ enzym tiêu hóa của trẻ chưa phát triển để đáp ứng việc tiêu hóa thức ăn thô.

Nếu cho ăn dặm quá sớm, dạ dày chưa thể tiêu hóa sẽ dẫn tới việc trẻ bị đau bụng và đi ngoài ra nguyên vẹn thức ăn.

Chế độ ăn uống không khoa học

Mất cân bằng các nhóm chất, bổ sung quá nhiều chất đạm, chất béo khó tiêu hóa có thể dẫn tới tình trạng rối loạn tiêu hóa và đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ. 

Chế độ dinh dưỡng không cân bằng có thể khiến trẻ đi ngoài phân sống

Môi trường sống không đảm bảo vệ sinh

Hệ miễn dịch còn chưa hoàn thiện khiến trẻ thường hay đi ngoài phân sống do đường tiêu hóa bị tấn công bởi các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, virus hoặc nấm. 

Sử dụng kháng sinh kéo dài

Kháng sinh có thể vô tình tiêu diệt cả các lợi khuẩn trong cơ thể, dẫn tới loạn khuẩn đường ruột và rối loạn tiêu hóa.

Trẻ không hợp sữa công thức

Một số loại sữa công thức có lượng đạm cao khiến cơ thể trẻ nhỏ khó hấp thu, dẫn đến việc đi ngoài phân sống. Ngoài ra ở trường hợp dị ứng, bất dung nạp lactose cũng có thể gặp hiện tượng này.

Thiếu hụt enzyme tiêu hóa

Việc thiếu hụt enzym tiêu hóa có thể khiến trẻ không dung nạp đối với một số thành phần dinh dưỡng nhất định. Nếu vô tình ăn phải thức ăn có chứa các thành phần này, trẻ không tiêu hóa được mà đi ngoài ra nguyên vẹn.

Do bệnh lý

Các bệnh lý ống mật, tuyến tụy như viêm tụy, suy tuyến tụy, ung thư tụy cũng có thể gây ra tình trạng đi ngoài phân sống do thức ăn không được phân giải và hấp thu.

Đi ngoài phân sống ở trẻ em có nguy hiểm không?

Do hệ tiêu hóa còn chưa hoàn thiện và chức năng tiêu hóa còn yếu nên tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ nhỏ diễn ra khá thường xuyên và phổ biến. Tuy nhiên, hầu hết trường hợp đi phân sống ở trẻ thường không đáng lo, sẽ tự cải thiện khi trẻ lớn lên. 

Tuy nhiên, đây hoàn toàn có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe bất thường có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe cũng như sự phát triển của trẻ. 

Đi ngoài phân sống kéo dài có thể khiến trẻ gặp phải các hệ lụy khác như: 

Mắc các vấn đề về đường tiêu hóa
Thiếu hụt chất dinh dưỡng, suy dinh dưỡng
Chậm lớn và kém phát triển
Đề kháng và miễn dịch của trẻ suy giảm

Cách khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ em

Một số biện pháp giúp cải thiện tiêu hóa và chấm dứt vấn đề đi ngoài phân sống của trẻ là: 

Xây dựng chế độ ăn uống khoa học cho trẻ

Để mang tới cho trẻ một hệ tiêu hóa khỏe mạnh và sự phát triển toàn diện, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị nên cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu tiên và thời điểm ăn dặm thích hợp của trẻ nên bắt đầu từ tháng tuổi thứ 6.

Nếu trẻ bị đi ngoài phân sống do dùng sữa công thức, mẹ có thể tìm hiểu và lựa chọn thay thế sữa phù hợp với độ tuổi và sức khỏe của con. 

Đối với những bé lớn hơn, cần đảm bảo trẻ được cung cấp một chế độ dinh dưỡng phù hợp, cân bằng các nhóm chất cần thiết. Đảm bảo sử dụng nguyên liệu sạch và nấu chín thức ăn trước khi cho trẻ ăn.

Không ép trẻ ăn quá nhiều trong một bữa cũng như quá nhiều bữa phụ một ngày, đồng thời xây dựng thói quen ăn đúng bữa, không làm việc riêng khi đang ăn để hạn chế ảnh hưởng tới tiêu hóa.

Hạn chế việc cho trẻ ăn quá nhiều thức ăn nhanh, đồ ăn đóng hộp và các loại bánh kẹo, nước ngọt có gas.

Bổ sung men vi sinh đường ruột

Một trong những nguyên nhân khiến tiêu hóa của trẻ kém là do thiếu lợi khuẩn đường ruột.

Việc bổ sung men vi sinh không chỉ cải thiện tiêu hóa, hỗ trợ hấp thu dinh dưỡng tối ưu, bảo vệ đường ruột khỏi các tác nhân gây hại mà còn có vai trò quan trọng đối với việc hình thành và xây dựng miễn dịch ở trẻ.

70% hệ miễn dịch nằm ở biểu mô đường ruột, do đó đường ruột khỏe thì miễn dịch khỏe. Tăng cường lợi khuẩn giúp bảo vệ trẻ và ngăn ngừa trẻ mắc các bệnh do virus và vi khuẩn tấn công. 

Cha mẹ nên lựa chọn men vi sinh có chứa Bacillus clausii dạng bào tử, có tác dụng bổ sung lợi khuẩn cần thiết, đồng thời hỗ trợ cải thiện các tình trạng rối loạn tiêu hóa như tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, đi ngoài phân sống do loạn khuẩn đường ruột.

Men vi sinh có chứa bào tử lợi khuẩn Bacillus clausii hiện có bán ở hầu hết các nhà thuốc trên toàn quốc, cha mẹ có thể tham khảo để khắc phục tình trạng đi ngoài phân sống ở trẻ do loạn khuẩn đường ruột.

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Bột men vi sinh MENBIO

Thành phần

Dạng bột: (01 gam/ 1 gói) Bacillus clausii (dạng bào tử) 2 x 109 CFU/g, phụ liệu

Công dụng

Bổ sung lợi khuẩn đường ruột.
Hỗ trợ giảm rối loạn tiêu hóa, giúp giảm các triệu chứng: tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi do loạn khuẩn đường ruột.

Đối tượng sử dụng
Trẻ từ 1 tuổi trở lên và người lớn bị rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn đường ruột.
Người uống kháng sinh gây loạn khuẩn đường ruột.

Cách dùng
Không dùng với nước nóng quá 40 độ, tốt nhất nên dùng trước ăn 30 phút.
 
Trẻ từ 1-14 tuổi: Dùng 2-3 gói/ngày. Có thể pha với sữa, nước hoặc thức ăn của trẻ.
Trẻ từ 15 tuổi và người lớn: 03 gói/ngày
Phụ nữ có thai và người đang sử dụng thuốc cần hỏi ý kiến chuyên gia y tế trước khi sử dụng.
Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. 
Không sử dụng cho người mẫn cảm với bất kì thành phần nào của sản phẩm.
Quy cách: Dạng bột: Hộp 10 gói, mỗi gói 1 gram
Sản xuất bởi: CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM NHẤT NHẤT
Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An
HSD: 36 tháng kể từ ngày sản xuất, ngày sản xuất và hạn sử dụng ghi trên bao bì
Hướng dẫn bảo quản: Nơi khô mát, tránh ánh sáng mặt trời
Tổng đài giải đáp thông tin miễn phí: 1800.6689 (giờ hành chính)
Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo TPBVSK Bột men vi sinh MENBIO: 1827/2023/XNQC-ATTP

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại