Thứ năm, 27/06/2024 | 07:15
RSS

Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ và các biện pháp khắc phục

Thứ năm, 27/06/2024, 07:13 (GMT+7)

Đau đầu căng cơ là một trong những dạng đau đầu thường gặp nhất. Nguyên nhân chủ yếu là do căng thẳng về tâm lý hoặc cơ học diễn ra trong thời gian kéo dài.

Đau đầu căng cơ là dạng đau đầu thường gặp nhất

MỤC LỤC
Đau đầu căng cơ là gì?
Triệu chứng đau đầu căng cơ 
Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ
Quản lý và điều trị đau đầu do căng cơ
Các biện pháp giúp giảm thiểu và phòng tránh đau đầu do co cơ 
Giảm đau đầu và cải thiện tuần hoàn não bằng thuốc hoạt huyết Đông y

Đau đầu căng cơ là gì?

Đau đầu căng cơ hay đau đầu do căng cơ hoặc đau đầu do căng thẳng, là loại đau đầu nguyên phát phổ biến nhất, ảnh hưởng tới khoảng 90% các trường hợp đau đầu. 

Cảm giác đau xuất hiện lan tỏa từ phía dưới đầu, cổ, mắt hoặc các nhóm cơ khác trên cơ thể, thường ảnh hưởng đến cả hai bên đầu.

Sự co cơ dẫn đến giảm nhẹ lưu lượng máu đến các khu vực xung quanh và kích thích các sợi đau ở da, cơ và thành mạch máu.

Những cơn đau đầu kiểu căng cơ từng đợt có thể chỉ kéo dài 30 phút nhưng đôi khi kéo dài tới bảy ngày. 

Hầu hết những người bị đau đầu do căng thẳng từng đợt đều xảy ra không quá một hoặc hai lần một tháng, nhưng chúng có thể xảy ra thường xuyên hơn.

Đau đầu căng cơ hay còn gọi là đau đầu do căng thẳng

Phân loại đau đầu căng cơ

Dựa vào mức độ và tần suất xuất hiện của cơn đau, triệu chứng đau đầu căng cơ có thể được phân loại thành ba loại chính:

Nhức đầu căng cơ không thường xuyên: Đây là loại đau đầu mà bạn cảm nhận ít hơn một ngày trong một tháng.

Nhức đầu căng cơ từng đợt: Các cơn đau đầu này xuất hiện từ 1 đến 14 ngày trong một tháng.

Đau đầu căng cơ mãn tính: Đây là trường hợp đau đầu căng cơ kéo dài, xảy ra nhiều hơn 15 ngày mỗi tháng.

Triệu chứng đau đầu căng cơ 

Đau đầu do căng thẳng thường có cơn đau lan tỏa, nhẹ đến trung bình. Nó thường được mô tả với các đặc điểm:

  • Cơn đau đầu bắt đầu chậm, xuất hiện ở cả hai bên đầu
  • Đau âm ỉ hoặc có cảm giác như có một dải băng quấn quanh đầu
  • Đau nhức hoặc căng cơ cổ và cơ vai 
  • Đau tăng lên ở da đầu, thái dương và sau gáy
  • Mức độ nhẹ đến trung bình  
  • Khó ngủ, cáu gắt và giảm khả năng tập trung
  • Không có hiện tượng nôn và buồn nôn 
  • Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh

Nguyên nhân gây đau đầu căng cơ

Tình trạng đau đầu do căng thẳng thường không do một nguyên nhân duy nhất cũng như không xác định được rõ nguyên nhân chính xác gây ra. 

Đau đầu do căng thẳng xảy ra khi cơ cổ và da đầu trở nên căng thẳng hoặc co lại. 

Phản ứng co thắt của các cơ có thể là do phản ứng đối với căng thẳng, trầm cảm, chấn thương đầu hoặc cảm xúc lo lắng.

Chúng có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng phổ biến nhất ở người lớn và thanh thiếu niên lớn tuổi. 

Phụ nữ có tỷ lệ gặp phải các cơn đau do co cơ nhiều hơn và di truyền gia đình cũng có thể góp phần làm tăng tỷ lệ đau đầu.

Bất kỳ hoạt động nào khiến đầu bị giữ ở một vị trí trong thời gian dài mà không di chuyển đều có thể gây đau đầu. 

Các hành động phổ biến có thể là đánh máy hoặc các công việc khác trên máy tính, làm việc khéo léo bằng tay và sử dụng kính hiển vi. 

Ngủ trong phòng lạnh hoặc ngủ với cổ ở tư thế bất thường cũng có thể gây đau đầu do căng thẳng.

Các tác nhân gây căng thẳng và co thắt cơ khác bao gồm:

  • Căng thẳng về cảm xúc như căng thẳng, lo lắng, trầm cảm... 
  • Sử dụng rượu bia, thuốc lá thường xuyên 
  • Tiêu thụ quá nhiều caffeine 
  • Cảm lạnh, cúm hoặc nhiễm trùng xoang
  • Nghiến răng hoặc cắn chặt răng hàm quá mức 
  • Mỏi mắt do nhìn chằm chằm vào màn hình máy tính hoặc tài liệu 
  • Mệt mỏi kéo dài hoặc gắng sức quá mức
  • Tác động môi trường như ánh sáng mặt trời, nhiệt độ, tiếng ồn...
  • Do bệnh lý khác: chứng đau nửa đầu, rối loạn hàm thái dương hàm, viêm khớp thoái hóa cổ, rối loạn giấc ngủ  
  • Các tác nhân khác: bỏ bữa, thiếu sắt, buộc tóc quá chặt, mùi hương quá nồng, tư thế sai...
  • Đau đầu căng cơ không liên quan đến các bệnh về não và được coi là cơn đau đầu “bình thường”.

Mỏi mắt cũng có thể dẫn đến đau đầu căng cơ

Quản lý và điều trị đau đầu do căng cơ

Thuốc điều trị 

Thuốc giảm đau thường có tác dụng tốt để giảm bớt cơn đau đầu do căng thẳng. 

Các thuốc thường được chỉ định là: paracetamol, thuốc giảm đau kháng viêm, aspirin...

Thuốc giảm đau gây nghiện như codeine, dihydro codeine hay morphine thường không được khuyên dùng cho chứng đau đầu do căng thẳng.

Đối với các trường hợp đau đầu căng thẳng mãn tính, bệnh nhân có thể được điều trị bằng thuốc chống trầm cảm, chống co giật hay các thuốc giãn cơ khác. 

Vật lý trị liệu

Vật lý trị liệu cũng góp phần không nhỏ trong cải thiện cơn đau đầu căng cơ. 

Các liệu pháp thường được áp dụng như: kích thích từ trường xuyên sọ, kích thích điện dây thần kinh qua da, vận động trị liệu, xoa bóp, laser và siêu âm,...

Người bị đau đầu căng cơ cần có chế độ nghỉ ngơi khoa học để không bị căng thẳng kéo dài, chú ý ngủ đủ giấc và luôn có giấc ngủ trưa ngắn.

Đắp khăn ấm lên cổ hoặc tắm nước ấm giúp giảm cải thiện sự căng cứng các cơ cổ và vai gáy.

Các biện pháp giúp giảm thiểu và phòng tránh đau đầu do co cơ 

Các biện pháp thay đổi sinh hoạt và lối sống giúp giảm thiểu căng thẳng và ngăn ngừa các cơn đau đầu bao gồm: 

Thay đổi lối sống và quản lý căng thẳng 

  • Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút mỗi ngày
  • Đi ngủ sớm và ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày, hạn chế thức khuya
  • Tránh xa các thiết bị điện tử, máy tính, ti vi trước khi đi ngủ tối thiểu 1 tiếng
  • Dành thời gian để nghỉ ngơi, tránh xa tiếng ồn 
  • Cố gắng thả lỏng cơ thể, quản lý căng thẳng 
  • Thực hiện các bài tập giúp giải tỏa cảm xúc như yoga, thiền định, massage...

Điều chỉnh tư thế đúng 

  • Tư thế tốt có thể giúp cơ bắp không bị căng thẳng và co thắt
  • Không ngồi một chỗ hay giữ nguyên một tư thế đầu quá lâu 
  • Đứng dậy vận động hoặc thay đổi tư thế mỗi 30 phút
  • Học cách ngồi và hoạt động đúng tư thế để giảm thiểu tối đa căng thẳng lên các cơ 

Chế độ dinh dưỡng 

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, bổ sung đầy đủ các nhóm chất
  • Bổ sung rau xanh và trái cây có chứa nhiều vitamin và khoáng chất
  • Giảm các thực phẩm hay thức ăn nhiều dầu mỡ
  • Hạn chế các chất kích thích và thực phẩm có thể gây căng thẳng, mất ngủ

Giảm đau đầu và cải thiện tuần hoàn não bằng thuốc hoạt huyết Đông y

Trong Đông y, đau đầu do căng thẳng thuộc về chứng nội thương đầu thống, nguyên nhân do thể chất hoặc tinh thần u uất, cản trở sự vận hành của khí huyết, khiến cho kinh mạch, thanh khiếu bị bế tắc nghẽn gây ra đau đầu. Can thận hư khiến cho âm khí suy tổn, hoả khí xung lên đầu mà ra bệnh. 

Để điều trị, các bài thuốc xưa chú trọng vào việc bổ can thận, thông kinh hoạt lạc, giải tỏa vị trí tắc nghẽn, không chỉ giúp cơ thể khỏe lên, tăng cường hoạt động các tạng phủ, sinh huyết, dưỡng huyết, điều hòa khí huyết lên não một cách ổn định.

Thuốc Hoạt huyết Đông y (như Hoạt huyết Nhất Nhất) được phát triển dựa trên phương thuốc cổ truyền trị các chứng huyết hư, ứ trệ, phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ; hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não…

Hiện thuốc có bán trên nhà thuốc toàn quốc, người có các chứng huyết hư, ứ trệ có thể tham khảo sử dụng.

Hoạt Huyết Nhất Nhất - Tăng cường lưu thông máu

Thành phần (Cho 1 viên nén): 
672mg cao khô hỗn hợp dược liệu tương đương với:
Đương quy (Radix Angeliacae sinensis): 1500mg,
Ích mẫu (Herba Leonuri japonica): 1500mg,
Ngưu tất (Radix Achyranthis bidentatae): 1500mg,
Thục địa (Radix Rehmanniae glutinosae praeparata): 1500mg,
Xích thược (Radix Paeoniae): 750mg,
Xuyên khung (Rhizoma Ligustici wallichii): 750mg,
Tá dược vừa đủ 1 viên

 

Chỉ định:
Trị các chứng huyết hư, ứ trệ. Phòng ngừa và điều trị thiểu năng tuần hoàn não (mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, mất thăng bằng, hoa mắt, ngủ không ngon, suy giảm trí nhớ, suy nhược thần kinh), thiểu năng tuần hoàn ngoại vi (đau mỏi vai gáy, tê cứng cổ, đau cách hồi, đau cơ, tê bì chân tay) thể huyết ứ; rối loạn kinh nguyệt, đau bụng kinh do huyết ứ.

Hỗ trợ phòng ngừa và điều trị xơ vữa động mạch, bệnh mạch vành, nghẽn mạch, tai biến mạch máu não.

Liều dùng, cách dùng:
Ngày uống 2 lần, mỗi lần 2 viên.
Với bệnh mạn tính nên uống thuốc liên tục ít nhất 3 tháng.
Trường hợp bệnh nặng, cần tham khảo ý kiến bác sĩ điều trị để điều chỉnh liều cho phù hợp. Khi dùng liều cao hơn liều thông thường (không quá 2 lần) phải được sự đồng ý của bác sĩ.

Lưu ý:
Với từng bệnh nhân cụ thể, nếu hiệu quả, Hoạt Huyết Nhất Nhất phải có tác dụng rõ rệt sau vài tuần sử dụng, nếu không thì tham khảo ý kiến thầy thuốc về việc tiếp tục hay ngưng dùng thuốc để khỏi lãng phí.
Nếu quên không dùng thuốc 1 lần, thì tiếp tục dùng thuốc lần tiếp theo đúng liều lượng chỉ dẫn.

Chống chỉ định:
Phụ nữ có thai, Người đang chảy máu, Mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

Cảnh báo và thận trọng khi dùng thuốc:
Người có rối loạn đông máu
Sử dụng thuốc cho phụ nữ có thai và cho con bú:
Phụ nữ có thai: Thuốc không dùng cho phụ nữ đang mang thai.
Sử dụng thuốc cho phụ nữ cho con bú: Không có dữ liệu về sử dụng thuốc trên phụ nữ cho con bú. Không nên sử dụng ở phụ nữ cho con bú.

Sản xuất bởi:
Công ty TNHH Dược phẩm Nhất Nhất 
Địa chỉ: Cụm công nghiệp Liên Hưng, ấp Bình Tiền 2, xã Đức Hòa Hạ, huyện Đức Hòa, tỉnh Long An

Số Giấy xác nhận nội dung quảng cáo thuốc: 18/2022/XNQC/YHCT ngày 10/10/2022
ĐỌC KỸ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG TRƯỚC KHI DÙNG

 

DS Thu Hà
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại