Thứ tư, 22/01/2025 | 22:20
RSS

Đau đầu 2 bên thái dương: Dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý

Thứ tư, 15/11/2023, 15:36 (GMT+7)

Đừng nên chủ quan trước triệu chứng đau đầu ở hai bên thái dương. Mặc dù phần lớn nguyên nhân của tình trạng này là do các bệnh lý đau đầu, nhưng cũng không loại trừ khả năng là biểu hiện của một số bệnh lý nguy hiểm. Tìm hiểu rõ hơn về triệu chứng, tác nhân và cách điều trị qua bài viết sau.

I - Thế nào là đau đầu hai bên thái dương?

Đau đầu hai bên thái dương là tình trạng đau đầu với triệu chứng đau tập trung chủ yếu tại khu vực thái dương. Tùy vào các nguyên nhân gây bệnh mà đặc điểm cơn đau có thể âm ỉ, căng tức hoặc đau nhói theo mạch đập. Theo động mạch thái dương, tình trạng này còn có thể lan sang vùng hốc mắt, trán, đỉnh đầu hoặc sau gáy. Cơn đau có thể kéo theo tình trạng đau nhức hốc mắt, theo mạch đập đau lên vùng trán hoặc đỉnh đầu, sau gáy.

II - Đau đầu 2 bên thái dương là dấu hiệu của bệnh gì?

Đau đầu hai bên thái dương có thể là dấu hiệu cảnh báo nhiều bệnh lý như chứng đau nửa đầu, đau đầu do căng thẳng, rối loạn khớp thái dương hàm… Nếu không được phát hiện sớm thì các bệnh lý này có thể tiến triển nặng hơn và gây hại lớn cho sức khỏe người bệnh.

1. Chứng đau đầu do căng thẳng

Đau hai bên thái dương có thể là triệu chứng của chứng đau đầu do căng thẳng. Cơn đau thường xuất hiện khi người bệnh quá căng thẳng trong công việc hoặc cuộc sống, hoặc do các bó cơ, dây thần kinh bị chèn ép, căng thẳng. Triệu chứng đau đầu không chỉ xảy ra ở riêng vùng thái dương mà sẽ bao quanh đầu, lan tới nhiều khu vực xung quanh.

Chứng đau đầu do căng thẳng

2. Chứng đau nửa đầu

Biểu hiện đau thái dương do đau nửa đầu thường là: đau nhói, đau dữ dội, đau nhói theo mạch đập. Cơn đau có thể xảy ra ở cả hai bên thái dương nhưng thường sẽ có một bên bị đau nặng hơn.

Ngoài ra, người bệnh còn có một số triệu chứng đi kèm khác là: buồn nôn, hoa mắt chóng mặt, cảm thấy nhạy cảm với âm thanh hoặc ánh sáng…

3. Rối loạn khớp thái dương hàm

Một trong nhiều nguyên nhân khiến vùng 2 bên thái dương gặp phải tình trạng đau nhức đó là do rối loạn khớp thái dương hàm (TMJ). Tình trạng này tạo ra áp lực lớn lên vùng cổ, mặt và thái dương. Các dấu hiệu nhận biết bao gồm:

  • Đau hàm hoặc đau vùng mặt khi nhai, nuốt.
  • Cơn đau lan tới khu vực thái dương, mặt hoặc cổ.
  • Khó khăn trong việc cử động hàm.
  • Cảm thấy đau nhức khi cử động miệng.
  • Đau cơ mặt hoặc đau đầu khi ăn.
  • Khung răng hàm trên và hàm dưới bị lệch khớp cắn.
  • Ù tai, giảm thính lực và chóng mặt.

Rối loạn khớp thái dương hàm

4. Bệnh viêm động mạch thái dương

Viêm động mạch thái dương (còn có tên gọi khác là viêm động mạch sọ) là hiện tượng động mạch thái dương ở một hoặc cả hai bên đầu bị viêm và tổn thương. Do ảnh hưởng từ sưng viêm nên động mạch bị hẹp, khiến lượng máu lưu thông lên não bị giảm đi gây đau đầu. Tình trạng này có xu hướng xuất hiện ở những người từ 50 tuổi trở lên, đặc biệt ở nữ giới.

Biểu hiện thường gặp ở những người viêm động mạch thái dương thường là đau đầu nhói 2 bên, hoặc thậm chí là đau dai dẳng kéo dài. Các triệu chứng kèm theo có thể gặp là nổi mạch máu thái dương, đau nhức cơ hàm khi nhai, giảm cân nặng, người mệt mỏi và sốt nhẹ.

5. Chấn thương vùng thái dương

Đau đầu hai bên thái dương có thể là hậu quả sau khi xảy ra chấn thương vùng đầu, chẳng hạn vấp ngã đập đầu vào đúng phần thái dương, hoặc tai nạn xe cộ…

Các chấn thương này có thể ảnh hưởng tới hoạt động, chức năng của các vùng trên não bộ và gây ra cơn đau bất thường. Không những vậy, thần kinh, mô mềm hoặc mạch máu vùng hai bên thái dương cũng bị ảnh hưởng.

Người đau đầu sau chấn thương còn có thêm một số biểu hiện khác đi kèm như: suy giảm trí nhớ, đi lại không vững, đau khi chạm vào thái dương, khó khăn trong giao tiếp, hoa mắt hoặc chóng mặt…

Đau đầu hậu chấn thương

6. Bệnh về xoang

Viêm xoang hoặc nhiễm trùng mũi xoang có thể gây ra triệu chứng đau nhức xoang mũi, cơn đau có thể lan rộng đến thái dương, trán, hốc mắt và đỉnh đầu. Người mắc bệnh lý về xoang còn có một số triệu chứng khác như: sốt cao, chảy nước mũi, người mệt mỏi, tắc nghẹt mũi.

7. Chứng đau đầu Cervicogenic

Đau đầu Cervicogenic là hiện tượng đau đầu do tổn thương dây thần kinh (chèn ép dây thần kinh), chấn thương hoặc viêm cột sống gây ra. Chứng đau đầu Cervicogenic thường xuất hiện ở một bên đầu, nhưng cơn đau có thể tiến triển ra khắp 2 bên thái dương.

Ban đầu cơn đau thường nhẹ, sau đó mức độ đau tăng dần, đau tăng nặng nề hơn vận động hoặc lao động chân tay. Nếu chuyển sang tư thế nằm ngủ, người bệnh có thể đau nhói vùng đầu.

Đối tượng có nguy cơ cao mắc phải chứng đau đầu Cervicogenic là những người bị tổn thương vùng cổ, thoát vị cột sống cổ, viêm khớp.

8. Các nguyên nhân khác

Ngoài các nguyên nhân như đã kể trên, đau đầu hai bên thái dương còn do một số yếu tố khác như:

  • Viêm màng não, thiếu máu não, xuất huyết não.
  • Bệnh lý về răng miệng.
  • Tăng nhãn áp hoặc tăng áp lực nội sọ.

Đau đầu thái dương do tăng nhãn áp

III - Bị đau đầu hai bên thái dương thường xuyên có nguy hiểm không?

Hầu hết tình trạng nhức đầu ở hai bên thái dương đều sẽ tự hết và không gây nguy hiểm nếu nguyên nhân là do các chứng đau đầu thông thường. Tuy nhiên nếu tình trạng này do các bệnh lý nghiêm trọng gây ra (chẳng hạn như chấn thương, xuất huyết não) mà không được phát hiện và điều trị thì người bệnh có thể đối mặt với những ảnh hưởng về thị giác, khả năng nói, thính lực hoặc làm mất khả năng vận động của chân tay.

Đặc biệt, người bệnh cần khẩn trương đến ngay các cơ sở y tế khi xuất hiện các triệu chứng nguy hiểm như sau:

  • Sốt cao.
  • Mất khả năng giữ thăng bằng, không thể đi lại bình thường.
  • Nhìn đôi, cứng cổ hoặc đột ngột không nhìn thấy gì.

Hoặc thậm chí ngay cả khi người bệnh không xuất hiện những biến chứng nguy hiểm, thì vẫn cần được thăm khám và khắc phục tình trạng đau đầu hai bên thái dương.

IV - Cách trị đau đầu 2 bên thái dương nhanh chóng

1. Mát xa thái dương, vai gáy

Mát xa hai bên thái dương là cách vượt qua tình trạng đau đầu hai bên thái dương nhanh chóng. Đặc biệt, biện pháp này có tác dụng tăng cường lưu thông máu tới thái dương, thư giãn vùng cơ xung quanh khu vực này.

Bạn có thể mát xa hàng ngày, mỗi lần thực hiện trong khoảng 15 phút và có thể mát xa theo chiều kim đồng hồ.

Mát xa thái dương, vai gáy để giảm đau đầu

2. Chườm lạnh

Bạn có thể dùng khăn mềm, dấp nước lạnh sau đó chườm lên trán, thái dương để nhanh chóng giảm cơn đau nhức tại vị trí này. Chườm lạnh có thể làm giảm sự co thắt mạch máu, giảm cường độ đau đầu hai bên thái dương nhờ nhiệt độ lạnh.

3. Uống trà gừng

Gừng là nguyên liệu có tác dụng làm ấm cơ thể, tăng cường lưu thông máu tới não bộ, và xoa dịu sự căng thẳng. Nếu bạn đang cảm thấy rất khó chịu khi đau đầu hai bên thái dương, thì có thể uống ngay trà gừng để khắc phục tình trạng này.

Nên uống trà gừng thường xuyên khoảng 2-3 lần mỗi tuần để cắt đứt cơn đau, giúp tâm trạng thư thái hơn, đặc biệt là khi tác nhân gây đau đầu là do căng cơ, căng thẳng.

4. Bổ sung thêm nước cho cơ thể

Bổ sung nước đầy đủ có thể khiến cho tình trạng đau nhức đầu và hai bên thái dương được cải thiện. Do vậy, bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể, mỗi ngày nên uống khoảng 1.5 - 2 lít nước.

5. Áp dụng mẹo dân gian

Để xoa dịu cơn đau đầu ở mức độ nhẹ thì bạn có thể thực hiện một số mẹo nhỏ như sau:

- Tỏi: Đây là nguyên liệu có chứa nhiều hợp chất có tác dụng ức chế sự phát triển vi khuẩn, xua tan đi sự căng thẳng mệt mỏi.

Cách sử dụng tỏi để giảm đau đầu hai bên thái dương như sau: Lấy một vài tép tỏi, bóc vỏ, sau đó đặt vào trong lỗ tai trong vài chục phút. Sau đó lấy tỏi ra bên ngoài, tuy nhiên cần chọn loại tỏi không quá nhỏ bởi có thể lọt sâu vào bên trong lỗ tai mà không thể gắp ra ngoài được.

Chữa đau đầu 2 bên thái dương bằng tỏi

- Ngải cứu: Một số hợp chất có trong loại dược liệu này có tác dụng giải tỏa sự căng thẳng của não bộ, nâng cao sức khỏe tổng thể và hệ xương khớp.

Cách chữa đau đầu bằng ngải cứu được thực hiện như sau:

  • Cách 1: Nấu nồi nước xông bằng các nguyên liệu như ngải cứu, lá bưởi, lá khuynh diệp, lá sả trong 15 phút. Sau đó, tiến hành xông hơi vùng da đầu trong khoảng 10 phút.
  • Cách 2: Kết hợp nước ngải cứu cùng mật ong và nước cốt chanh để tạo thành hỗn hợp nước uống hoàn chỉnh. Mỗi ngày uống khoảng 1 cốc có thể giúp cải thiện nhanh tình trạng đau đầu 2 bên thái dương.
  • Cách 3: Chế biến món trứng rán ngải cứu, ăn món này khoảng 2-3 lần mỗi tuần để giảm nhanh tình trạng đau đầu.

- Bưởi: Lá bưởi có thể giúp giảm đau đầu nhẹ ở vùng hai bên thái dương, giúp tăng cường hoạt động não bộ, cải thiện tâm trạng cho người bệnh.

Cách dùng lá bưởi như sau:

  • Cách 1: Chuẩn bị lá bưởi tươi và hành tím, giã nát 2 nguyên liệu này. Tiếp theo đó, đắp hành tím và lá bưởi tươi trong khoảng 10 phút, rửa sạch lại bằng nước.
  • Cách 2: Dùng lá bưởi tươi để đun nước tắm hoặc xông hơi vùng đầu, mặt, cổ.

V - Đau đầu 2 bên thái dương uống thuốc gì?

1. Dùng bài thuốc Đông y

Đông Y quan niệm rằng đau đầu hai bên thái dương chủ yếu là do thiếu máu lên não, đặc biệt là vùng hai bên thái dương. Do vậy để giảm thiểu tối đa triệu chứng đau đầu này thì cần phải tăng cường máu lưu thông đến não bộ.

Chỉ có Viên Đau Đầu Ngự Y Mật Phương của Dược phẩm Nhất Nhất mới thật sự đem lại hiệu quả vượt trội, có thể cạnh tranh trực tiếp với Tân Dược trong nhiều trường hợp.

Sản phẩm có tác dụng bổ huyết, hoạt huyết và tăng cường mạnh mẽ máu lưu thông lên não, từ đó giúp giảm nhanh các cơn đau đầu. Đối tượng nên sử dụng sản phẩm là những người đang bị đau đầu hai bên thái dương do thiểu năng tuần hoàn máu não, người làm việc trí óc hoặc căng thẳng quá mức.

Sản phẩm cho hiệu quả giảm đau đầu rõ rệt chỉ sau 10-15 ngày sử dụng. Nếu người bệnh sử dụng đầy đủ liệu trình từ 3 tháng trở lên thì vài năm sau cũng không lo đau đầu hai bên thái dương tái phát.

Sản phẩm có nguồn gốc từ bài thuốc Ngự Y Mật Phương, được các Ngự Y nghiên cứu kỹ lưỡng để chữa bệnh cho Vua Chúa thời xưa.

Ngự y mật phương 5 trị đau đầu

2. Uống thuốc Tây Y

Với mỗi nguyên nhân gây ra đau đầu hai bên thái dương thì bác sĩ sẽ kê đơn cho người bệnh sử dụng thuốc điều trị khác nhau. Nhưng nhìn chung người bệnh thường sẽ sử dụng một số loại thuốc chữa trị đau đầu hai bên thái dương như:

  • Thuốc giảm đau: Bạn có thể sử dụng chúng khi cảm thấy cơn đau gây khó chịu, không thể tập trung tâm trí để làm việc hoặc sinh hoạt. Một số loại thuốc giảm đau được sử dụng đó là: Paracetamol, ibuprofen, naproxen…
  • Thuốc giảm đau dây thần kinh: Nếu đau đầu hai bên thái dương là do nguyên nhân căng thẳng hoặc đau dây thần kinh, người bệnh có thể sử dụng một số loại thuốc khắc phục tình trạng này như: Pregabalin, gabapentin, topiramate…
  • Thuốc giảm đau giãn cơ: Loại thuốc này được sử dụng với mục đích thư giãn vùng cơ xung quanh đầu, từ đó giúp giảm đau đầu. Nhóm thuốc giãn cơ có thể được sử dụng đó là: Tolperison, tizanidine…
  • Thuốc chống trầm cảm: Nếu người bệnh đau đầu hai bên thái dương là do trầm cảm hoặc có thêm các biểu hiện trầm cảm, thì bác sĩ sẽ cho người bệnh uống một số loại thuốc chống trầm cảm như: Fluoxetine, paroxetine, escitalopram…

Tuy nhiên, cần tránh lạm dụng sử dụng các loại thuốc này bởi nếu sử dụng không đúng liều lượng hoặc không đúng với tình trạng bệnh thì có thể gây ra nhiều hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe. Đặc biệt là thuốc giảm đau, nếu người bệnh càng dùng quá mức thì có thể dẫn đến tình trạng lệ thuộc vào thuốc, hoặc gây ra nhiều tác dụng phụ nặng nề.

Đau đầu 2 bên thái dương có thể làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, công việc. Mỗi lần lên cơn đau đầu hai bên thái dương, người bệnh như cảm thấy không còn sức lực và tinh thần để tập trung làm bất kỳ vấn đề gì. Hy vọng với những thông tin mà bài viết đã cung cấp sẽ giúp cho bạn vượt qua nỗi ám ảnh khi đau đầu hai bên thái dương.

DS. Nguyễn Huyền
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại