I - Nguyên nhân gây đau đầu gối khi ngồi khoanh chân
Đau đầu gối xảy ra khi khoanh chân khiến tạo áp lực lên vị trí khớp gối, lâu ngày và liên tục sẽ làm gây khó chịu và tạo ra những cơn đau làm ảnh hưởng tới cuộc sống sinh hoạt. Ngồi với tư thế này có nguy cơ dẫn tới các dây thần kinh bị chèn ép, cản trở quá trình lưu thông máu đi khắp cơ thể, điều này khiến oxy không đủ để nuôi dưỡng nó, theo thời gian khiến người bệnh bị đau đầu gối nhiều hơn.
Bên cạnh đó, không phải người nào ngồi khoanh chân nhiều cũng dẫn tới cơn đau đầu gối, khi đây là nguyên nhân theo đông y mà nói thì do yếu tố cơ địa gây ra, nếu cơ địa của bạn không tốt, cùng với đó nếu chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học. Điều này dễ đối mặt với nhiều bệnh xương khớp, không chỉ riêng cơn đau đầu gối mới xuất hiện.
Bên cạnh đó, có một vài nguyên nhân khác sẽ càng làm tăng nguy cơ gây bệnh, cụ thể như:
Về nguyên nhân sinh lý:
- Do gặp phải chấn thương: Chơi thể thao vận động dễ gây ra chấn thương khiến các hệ thống dây chằng, sụn khớp… ở các vị trí này bị tổn thương khá nặng.
- Thừa cân, béo phì: Việc không kiểm soát được cân nặng khiến khớp gối phải chịu nhiều áp lực từ cơ thể, điều này sẽ khiến khớp đầu gối bị quá tải lâu ngày gây ra cơn đau khớp.
- Lười vận động: Vận động ít sẽ dẫn tới khớp kém dẻo dai, máu kém lưu thông không vận chuyển đủ dinh dưỡng đến khớp gối, càng lâu càng khiến khớp có nguy cơ yếu dần.
- Dinh dưỡng ít ỏi: Cơ thể thiếu nhiều chất, trong đó có thể thiếu các chất như canxi, các loại vitamin… đều là những dinh dưỡng cần thiết để chăm sóc và bảo vệ sụn khớp, thiếu hụt chất trầm trọng mà không tìm cách bổ sung sẽ dẫn tới xương khớp ngày một yếu đi.
Về nguyên nhân bệnh lý:
- Bệnh gout: Khi nồng độ axit uric cao hơn so với chỉ số trung bình, lâu ngày sẽ khiến nó tích tụ trong cơ thể dưới dạng tinh thể dẫn tới tình trạng viêm nhiễm.
- Viêm khớp gối: Là nguyên nhân dẫn tới cơn đau đầu gối nhiều nhất, cơn đau sẽ có nguy cơ tăng lên khi người bệnh vận động.
- Thoái hóa khớp gối: Lớp sụn tại gối với chức năng bảo vệ khớp gối, nhưng đến khi lớp sụn này bị bào mòn khiến khớp gối khó được bảo vệ triệt để, từ đó xuất hiện các gai xương, việc ngồi khoanh chân, co duỗi đầu gối sẽ tạo ra cảm giác đau.
- Tiểu đường: Biến chứng bệnh sẽ gây ra cơn đau khớp, khi mật độ xương của người bệnh có nguy cơ bị suy giảm, khiến quá trình vận động gặp khó khăn.
Ngoài ra còn một số bệnh lý khác không phổ biến bằng như: Viêm khớp nhiễm khuẩn, viêm khớp bánh chè, hội chứng dải chậu chày…
NÊN ĐỌC: Lý do bị đau đầu gối khi đứng lên ngồi xuống
II - Ngồi xếp bằng bị đau đầu gối phải làm sao?
1. Dùng các bài tập hỗ trợ
Đôi khi cơn đau đầu gối không nhất thiết phải xuất phát từ chính nó, mà có thể nó xuất phát điểm từ các vị trí khác trên cơ thể, điều này bạn có thể khắc phục bằng cách thực hiện bài tập dưới đây.
Bài tập 1:
- Đặt bàn chân xuống sàn hoặc dùng một tấm thảm sau đó đặt chân lên đó, giãn các ngón chân sao cho có khoảng cách.
- Sau đó, dồn lực xuống khu vực bàn chân để phần giữa chân hơi co lên, cảm nhận được gót chân được đẩy lên nhưng không nhìn được bằng mắt, từ đó khắc phục cơn đau đầu gối.
Bài tập 2:
- Nằm sấp, đặt tay trước mặt, phần đầu gối hất lên một góc khoảng 90 độ, phần gót chân được nâng lên.
- Vị trí hai chân để rộng hơn vai, hai đầu gót chân chạm vào nhau sau đó siết chặt vùng cơ mông lại và giữ nguyên trong vòng 3 giây.
- Sau đó dành thời gian thư giãn và tiếp tục lặp lại.
THAM KHẢO THÊM: Những bài tập dành cho người bị đau khớp gối
2. Bấm huyệt
Đau nhức khó chịu làm ảnh hưởng nhiều tới quá trình vận động, lúc này người bệnh có thể tham khảo biện pháp châm cứu, bấm huyệt để giảm cơn đau. Người bệnh nên nhờ tới sự hỗ trợ của người thân hoặc người có chuyên môn cao.
- Duỗi thẳng chân, tay đặt lên khu vực xương bánh chè, dùng bàn tay xoay nhẹ vị trí này theo chiều kim đồng hồ, thực hiện 20 vòng và ngược lại.
- Ngồi trên sàn hoặc giường và sau đó để cẳng chân vuông góc với đùi, dùng tay ôm lấy một bên đầu gối, thực hiện động tác co duỗi khoảng 20 lần mỗi bên.
3. Sử dụng thuốc đặc trị xương khớp
Tình trạng đau đầu gối xảy ra thường xuyên khi ngồi khoanh chân nhiều thì trước tiên người bệnh nên tới các cơ sở y tế để thăm khám để bác sĩ đưa ra hướng điều trị phù hợp. Tuy nhiên, thông thường bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng một số loại thuốc giảm đau, kháng viêm, kèm theo đó là khuyên người bệnh nên có một chế độ ăn uống khoa học, chăm chỉ vận động để xương cốt dẻo dai.
Bên cạnh đó, người bị đau đầu gối nên tham khảo thêm một số sản phẩm Đông y, giúp hỗ trợ điều trị cơn đau hiệu quả lại an toàn. Tuy nhiên, việc lựa chọn Đông y không hề dễ dàng, khi hiện nay có rất nhiều sản phẩm không rõ nguồn gốc, quảng cáo láo với hiệu quả tuyệt đối... khiến nhiều người tin dùng, dẫn tới tiền mất tật mang.Trước khi đưa ra lựa chọn sản phẩm hỗ trợ điều trị xương khớp nào, người bệnh nên tìm hiểu nguồn gốc xuất xứ.
Một sản phẩm Đông y thế hệ 2, được công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam sản xuất, đảm bảo an toàn, lành tính cho người bệnh trong quá trình sử dụng. Đó là viên khớp Ngự y mật phương - Đông y thế hệ 2, được sản xuất tại nhà máy đạt chuẩn GMP - WHO, không những không gây tác dụng phụ hại gan, thận, dạ dày, mà hiệu quả điều trị mang lại cũng thực sự vượt trội. Dùng đúng liệu trình được chỉ định, cơn đau đầu gối sẽ được cải thiện nhanh chóng, ngoài ra có thể ngăn ngừa triệu chứng tái phát hoặc khi tác phát các triệu chứng sẽ được giảm nhẹ đáng kể.
XEM THÊM: Bị đau khớp gối nên uống thuốc gì?
4. Phẫu thuật
Đến lúc lựa chọn phương pháp phẫu thuật đã là hướng điều trị cuối cùng mà bác sĩ có thể chỉ định, khi mà dùng thuốc đặc trị hay áp dụng nhiều phương pháp khác nhau mà không đem lại hiệu quả như mong muốn.
III - Những lưu ý để hạn chế đau khớp gối khi ngồi khoanh chân
Khi ngồi khoanh chân, để cải thiện và ngăn ngừa cơn đau đầu gối lúc này chúng ta cần lưu ý cách chăm sóc phổ biến như sau:
- Vận động đúng cách: Việc để bản thân vận động, rèn luyện thân thể là một trong những cách bảo vệ sức khỏe toàn diện nhất, không những vậy nó có thể làm giảm một vài chấn thương khi chơi thể thao khi mà biết cách khởi động đúng.
- Kiểm soát cân nặng: Như đã nói, đầu gối là bộ phận hầu như phải chịu toàn bộ lực của cơ thể, nên nếu cơ thể có dấu hiệu thừa cân sẽ càng khiến khớp gối chịu sự chèn ép lớn, đặc biệt sẽ gây khó khăn nếu ngồi khoanh chân lâu.
- Giảm thời gian ngồi khoanh chân: Ngồi với tư thế này sẽ khiến lớp sụn có nguy cơ lão hóa nhanh, tuy không thể thay đổi thói quen này ngay lập tức nhưng bạn cần giảm bớt thời gian hay hạn chế ngồi ở tư thế này quá lâu. Thay vào đó có thể ngồi duỗi chân hoặc với tư thế mà bản thân cảm thấy thoải mái nhất.
- Dung nạp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết: Dinh dưỡng là một thứ rất quan trọng đối với cơ thể, nếu đủ chất dinh dưỡng không những bạn có thể tăng cường sức đề kháng, ngăn cản bệnh tật mà còn hạn chế được nguy cơ lão hóa xương sớm. Các chất dinh dưỡng mang lại lợi ích lớn cho hệ xương khớp bao gồm: Vitamin có trong cam, bưởi, quýt; omega 3 trong các loại cá béo, quả óc chó; canxi có trong sữa và các chế phẩm từ sữa…
Khoanh chân gây đau đầu gối, từ việc tìm hiểu chi tiết từ nguyên nhân gây ra đến tham khảo hướng điều trị phù hợp nhất cho người bệnh, lúc này bạn đã một chút kiến thức để chăm sóc và bảo vệ khớp gối hiệu quả, cùng với đó nên đi thăm khám kịp thời để có hướng giải quyết tốt nhất.