Thứ sáu, 29/03/2024 | 13:07
RSS

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày Tết ông Công ông Táo

Thứ tư, 07/02/2018, 13:47 (GMT+7)

Tết ông Công ông Táo là một trong những nét đẹp trong văn hóa của người Việt Nam. Dưới đây là nguồn gốc, ý nghĩa của ngày Tết ông Công ông Táo không phải ai cũng biết.

Sự kiện:

Nguồn gốc ngày ông Công ông Táo

Ngày 23 tháng Chạp hàng năm theo phong tục của người Việt là ngày cúng ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân. Theo tín ngưỡng dân gian, ngày cúng ông Công, ông Táo chính là ngày vua bếp lên chầu trời báo cáo việc bếp núc, làm ăn, cư xử của gia đình trong năm đó.

Người Việt cũng thường phóng sinh cá chép với quan niệm ông Táo nhà mình sẽ cưỡi cá chép về trời báo cáo thành tích của gia chủ trong năm và cầu năm một năm mới bình an, hạnh phúc và tràn đầy thành công.

Việt Nam sự tích Táo Quân được truyền khẩu, rồi ghi chép, do đó có những sự khác nhau về tình tiết, nội dung chính được tóm tắt như sau:

Thửa xa xưa có đôi vợ chồng trẻ, người chồng tên Trọng Cao có vợ là Thị Nhi ăn ở với nhau đã lâu mà không con, nên sinh ra buồn phiền, hay cãi ọ nhau.

Một hôm, Trọng Cao giận quá, đánh vợ khiến Thị Nhi rỗi hờn mà bỏ nhà ra đi sau đó gặp và bằng lòng làm vợ với một người khác tên là Phạm Lang.

Khi Trọng Cao hết giận vợ, biết lỗi đi tìm vợ song không gặp ngày qua ngày khi tiền bạc đã hết, anh đành phải đi ăn xin để có tiền sinh sống và tìm đượ người vợ cũ mà anh đã trót có điều không phải.

Mai này, trong một lần đi ăn xin, Trọng Cao đến ăn xin nhà Thị Nhi, thì hai bên nhận ra nhau, hai vợ chồng mừng mừng tủi tủi nói không lên lời.

Thị Nhi nấu cơm mời chồng cũ ăn, đồng thời ân hận vị đã bỏ đi và lấy người chồng khác, Trọng Cao cũng nhận lỗi khi trót không phải với vợ mình.

Đúng lúc đó Phạm Lang trở về nhà, sợ chồng bắt gặp Trọng Cao nơi đây thì khó giải thích, nên Thị Nhi bảo Trọng Cao ẩn trong đống rơm ngoài vườn. Phạm Lang về nhà liền ra đốt đống rơm để lấy tro bón ruộng. Trọng Cao không dám chui ra nên bị chết thiêu. Thị Nhi trong nhà chạy ra thấy Trọng Cao đã chết bởi sự vô ý của mình, vô cùng ân hận và thương sót  nên nhào vào đống rơm đang cháy để chết theo.

Ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân tại Việt Nam

Ông Công ông Táo hay còn gọi là Tết Táo quân tại Việt Nam. Ảnh minh họa

Phạm Lang thấy vậy cũng thương vợ, không nghĩ ngợi gì liền nhảy vào đống rơm đang cháy để chết theo vợ, cho trọn tình vẹn nghĩa với hiền thê.

Cảm động trước tình nghĩa của ba người, Ngọc Hoàng sắc phong cho họ làm Táo Quân, gọi chung là: Định Phúc Táo Quân, nhưng mỗi người giữ một việc. Phạm Lang  làm Thổ Công , trông coi việc bếp. Danh hiệu: Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân. Trọng Cao làm Thổ Địa, trông coi việc nhà cửa. Danh hiệu: Thổ Địa Long Mạch Tôn Thần. Thị Nhi làm Thổ Kỳ, trông coi việc chợ búa. Danh hiệu: Ngũ Phương Ngũ Thổ Phúc Đức Chánh Thần.

Ý nghĩa tết ông Công ông Táo

Theo quan niệm của người Việt, ba vị thần có quyền định đoạt phước đức cho gia đình. Phước đức này xuất phát từ việc làm đúng đạo lý của gia chủ và những người trong nhà Ngoài ra những vị Táo còn giúp ngăn cản sự xâm phạm của ma quỷ vào thổ cư và giữ bình yên đối với những người trong gia đình.

Do các táo Quân quanh năm ở trong bếp nên biết hết mọi chuyện trong nhà cho nên cứ đến 23 tháng Chạp, các gia đình đều làm lễ tiễn đưa ông Công, ông Táo về chầu trời rất trọng thể. 

Trong truyền thuyết, cá chép cũng là phương tiện duy nhất có thể đưa các Táo lên chầu trời đó đó người Việt thường thả cá chép vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm với mong muốn giúp ông Công ông Táo có “phương tiện” di chuyển để có thể lên thiên tình báo cáo công đức của gia chủ trong một năm qua, cũng qua đó cầu mong bình an, hạnh phúc và thành công trong năm mới của gia đình của mình.

N.P (T/H)
Theo Đời sống Plus/GĐVN