Thứ năm, 23/01/2025 | 06:04
RSS

Người bị sốt cao có nên đắp chăn không? Lưu ý khi bị sốt

Thứ ba, 07/11/2023, 16:00 (GMT+7)

Khi thấy cơ thể sốt lạnh run, nhiều người nghĩ ngay đến việc phải đắp chăn cho bệnh nhân để ủ ấm cơ thể. Liệu rằng khi bị sốt có nên đắp chăn không? Để giảm thân nhiệt nhanh chóng, an toàn thì người bệnh cần áp dụng cách nào? Hãy tìm hiểu tất cả thông tin cụ thể từ nội dung viết này nhé!

I - Tìm hiểu về các bệnh sốt thông thường

Sốt là một phản ứng sinh lý bình thường của cơ thể để “đấu tranh” lại với mầm bệnh hoặc các tác nhân gây ra sốt. Cách xác định cơ thể có sốt hay không cần thực hiện đo khoang miệng (>37,5 độ C) hoặc hậu môn (>38 độ C).

Có nhiều nhân tố dẫn đến hiện tượng sốt như nhiễm nhiều loại vi khuẩn hoặc virus, dị ứng thuốc, tác dụng phụ của viêm tiêm vắc xin. Tuy nhiên người bệnh dễ mắc phải 4 loại sốt điển hình như:

  • Sốt xuất huyết: là bệnh truyền nhiễm do virus Dengue gây ra với yếu tố truyền bệnh là vằn Aedes mang mầm bệnh đốt con người, khi mắc bệnh có trạng thái sốt cao liên tục, đau ở phía hốc mắt, đau khắp cơ bắp, phát ban trên da.
  • Sốt nóng lạnh: Đây là trạng thái người bệnh có thân nhiệt cơ thể tăng bất thường, nhưng bản thân của họ lại cảm thấy lạnh người. Sốt nóng lạnh có thể do thời tiết biến đổi, cơ thể mắc bệnh lý hoặc suy giảm chức năng miễn dịch.
  • Sốt rét: Hiện tượng sốt xuất hiện khi cơ thể chịu tấn công bởi vi khuẩn Plasmodium, người bệnh sốt rét thường có một số biểu hiện như: người lạnh run, sốt cao, đau đầu, phát ban hoặc thậm chí là hôn mê.
  • Sốt siêu vi: Tên gọi khác sốt vi rút, là bệnh lý do một số loại vi rút tấn công và gây bệnh. Bệnh nhân sốt siêu vi có các dấu hiệu như: sốt từ nhẹ đến sốt cao, người mệt mỏi, chán ăn, chảy nước mũi, tiêu chảy, buồn nôn…

người bị sốt có nên đắp chăn

Cách kiểm tra nhiệt độ trong khoang miệng để xác định bệnh sốt

II - Bị sốt nóng lạnh, sốt siêu vi, sốt rét, sốt xuất huyết có được đắp chăn không?

Theo các chuyên gia, người bệnh sốt lạnh không nên đắp chăn hoặc cho họ mặc quần áo ấm, kể cả khi họ đang lạnh run người. Việc đắp chăn không thể xua tan cơn lạnh mà còn làm cho thân nhiệt tăng lên nhanh đột ngột dẫn khiến cơ thể khó tỏa nhiệt, gây biến chứng co giật, tổn thương hệ thần kinh.

Trong lúc cơ thể diễn ra phản ứng sốt, cơ thể điều hòa nhiệt độ bằng cách tăng cường bài tiết mồ hôi qua da. Khi mồ hôi bốc hơi sẽ giúp làm giảm nhiệt độ ở da và điều hòa nhiệt độ bên trong cơ thể.

Vì thế khi cơ thể đang điều tiết thân nhiệt thì việc đắp chăn làm chậm quá trình giảm nhiệt. Đắp chăn bí bách, bít tắc mọi lỗ thoát ở lỗ chân lông khiến nhiệt độ có xu hướng tăng lên. Do đó để giảm sốt nhanh, không nguy hại sức khỏe thì người bệnh tuyệt đối không nên đắp chăn, mặc quần áo dày.

sốt có được đắp chăn không

Người bị sốt rét, sốt nóng lạnh không nên đắp chăn

III - Cách xử lý khoa học khi người bị sốt

Người bị sốt có nên đắp chăn không - Đáp án là không. Vậy làm cách nào để đẩy lùi cơn sốt nhanh chóng, không gây biến chứng nguy hiểm? Bạn có thể tham khảo một số mẹo nhỏ dưới đây:

1. Chườm ấm hạ sốt

Chườm ấm hạ sốt là cách đưa thân nhiệt về trạng thái ổn định nhanh chóng nên thực hiện. Biện pháp giúp hệ thống mạch máu giảm nở, tăng tốc độ bài tiết mồ hôi. Khi lượng mồ hôi chảy ra nhiều từ các vị trí sẽ bốc hơi làm để mát da và điều chỉnh thân nhiệt xuống thấp.

Bạn có thể dùng khăn ấm để chườm từ 5 - 10 phút ở khu vực như: trán, bẹn, nách, hai bên thái dương. Mặt khác, gia đình có thể dùng khăn ấm để lau toàn bộ cơ thể giúp thân nhiệt giảm nhanh chóng.

chườm ấm hạ sốt

Thực hiện chườm ấm hạ sốt nhanh chóng

2. Mặc quần áo thông thoáng

Mặc càng nhiều quần áo, đặc biệt là quần áo dày càng làm cho quá trình thoát nhiệt ở da khó khăn hơn (nhất là trong mùa hè oi nóng). Vì vậy, người bệnh thời gian này ưu tiên quần áo thông thoáng, hút mồ hôi tốt để việc hạ sốt trở nên dễ dàng. Tuy nhiên cũng không nên mặc quần áo cộc khi trời lạnh vì khiến bệnh sốt trở nặng hơn.

3. Tăng cường uống nước

Đừng bỏ qua việc uống đầy đủ nước, nhất là khi bạn đang sốt cao. Hàng ngày, bạn nên uống đủ nước bằng các loại nước như: nước lọc, nước canh, nước ép hoa quả. Tuy nhiên, cần đảm bảo mỗi ngày uống đủ 1.5 - 2 lít nước để tăng cường quá trình đào thải tác nhân gây bệnh và giúp điều hòa thân nhiệt tốt hơn.

4. Dùng thuốc theo chỉ định

Chỉ trong những trường hợp sốt cao, khoảng trên 38.5 độ C thì bạn mới được sử dụng thuốc hạ sốt. Đặc biệt là trẻ nhỏ thì việc sử dụng thuốc hạ sốt cần hết sức thận trọng, nên tuân thủ đúng theo liều lượng, cách dùng và sự hướng dẫn của bác sĩ.

Tuyệt đối, không nên quá lạm dụng thuốc hạ sốt bởi việc dùng thuốc quá liều có thể gây độc cho gan thận và sức khỏe tổng thể chung. Thậm chí nhiều trường hợp phải nhập viện cấp cứu vì sử dụng thuốc hạ sốt không đúng cách.

Một số loại thuốc hạ sốt thường được sử dụng bao gồm: Paracetamol, ibuprofen, aspirin. Các dòng thuốc có liều lượng và cách sử dụng khác nhau cho mỗi đối tượng cụ thể. Vì thế người bệnh cần tìm hiểu ý kiến từ bác sĩ để có cách dùng thuốc khoa học.

bé bị sốt có nên đắp chăn không

Uống thuốc hạ sốt theo hướng dẫn của bác sĩ

5. Nạp vào cơ thể thực phẩm giàu vitamin C

Vitamin C là nguyên liệu tuyệt vời để tái tạo sức đề kháng cho cơ thể người ốm sốt nhanh chóng. Vì thế trong thời điểm này, các loại thực phẩm giàu vitamin C là ưu tiên hàng đầu cho người bệnh. Gia đình hãy cho người ốm sử dụng hoa quả như cam, quýt, bưởi,... với cách chế biến đa dạng.

Trên đây là lời giải đáp thắc mắc: Sốt có nên đắp chăn không và lời khuyên để giúp hạ sốt an toàn, hiệu quả. Hy vọng bài viết này đã giúp bạn có thêm nhiều thông tin hữu ích để giúp bản thân và gia đình hạ sốt đúng cách. Đừng quên áp dụng một số mẹo giảm sốt an toàn để người bệnh sớm hồi phục sức khỏe.

DS. Khánh Linh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại