Trong Đông y, trứng vịt lộn là loại thực phẩm có nhiệm vụ dưỡng âm, bổ huyết, tốt cho trí não và bồi bổ cơ thể.
Các nghiên cứu chỉ ra, ăn 1 quả trứng vịt lộn sẽ cung cấp cho cơ thể 182 kcal năng lượng; 13,6 gam protein; 12,4 gam lipid; 82mg canxi; 212 gam photpho và 600mg cholesterol. Ngoài ra, vịt lộn còn chứa các loại vitamin nhóm A, B, C sắt cùng beta carotene… giúp phát triển toàn diện.
Khi ăn trứng vịt lộn sẽ được dùng kèm với rau răm, gừng tươi thái sợi tạo nên món ăn tốt cho đối tượng thiếu máu, suy nhược, mắc bệnh về thần kinh… Đặc biệt, tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giải độc thức ăn từ gừng tươi và tính nóng từ rau răm làm ấm bụng, khắc phục đầy hơi giúp món ăn trở nên hoàn hảo.
Vậy khi ăn trứng vịt lộn mang lại nhiều lợi ích như vậy tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể ăn. Trong trường hợp người bệnh bị cảm cúm NÊN HẠN CHẾ bổ sung trứng vịt lộn.
Theo chuyên gia, trong giai đoạn chuyển hóa thức ăn nhiệt độ cơ thể có xu hướng tăng lên. Mức nhiệt gia tăng như thế nào còn phụ thuộc vào loại thức ăn mà người bệnh sử dụng. Nếu là loại đồ ăn khó tiêu bạn sẽ mất nhiều thời gian để có đảm bảo tiêu thụ hết.
Người bệnh hấp thu đường, mỡ sẽ chỉ mất khoảng 2 tiếng để chúng được tiêu thụ. Tuy nhiênprotein trong trứng vịt lộn thì khác, hệ tiêu hóa phải hoạt động xuyên suốt khoảng 12 tiếng để tiêu hóa toàn bộ dưỡng chất từ trứng.
Chính vì vậy, việc hấp thu trứng vịt lộn trong giai đoạn bị cảm sẽ khiến nhiệt độ cơ thể tăng lên. Điều này gây bất lợi với sức khỏe người bệnh cảm (có xu hướng gia tăng thân nhiệt).
Một số nghiên cứu khác lại khẳng định người bệnh bị cảm lạnh hoặc cảm không sốt CÓ THỂ ăn trứng vịt lộn. Tuy nhiên khi ăn, người bệnh cần nấu chín và sử dụng với liều lượng phù hợp nhằm tránh bệnh miễn dịch từ thực phẩm gây ra. Đồng thời ăn trứng trong tình trạng cơ thể không có dị ứng và trạng thái sức khỏe dần ổn định.
Trứng vịt lộn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cho người bệnh. Vì vậy người bị cảm lạnh, cảm không sốt có thể ăn trứng nhưng cần cân đối về liều lượng và cách chế biến. Ngoài ra khi ăn trứng vịt lộn bạn cần chú ý đến các vấn đề dưới đây:
- Không nên ăn trứng vịt lộn mỗi ngày và liên tục
Người bệnh bị cảm không sốt đang bước vào giai đoạn hồi phục cần sử dụng trứng vịt lộn với lượng vừa đủ. Nếu ăn quá nhiều và liên tục khiến cholesterol và protein gia tăng dẫn đến biến chứng sức khỏe.
- Tránh ăn trứng vịt lộn vào buổi tối hoặc đêm muộn
Trứng vịt lộn tốt cho cơ thể vì chứa hàm lượng protein cực lớn. Tuy nhiên, khi ăn trứng quá muộn sẽ gây tình trạng chướng bụng, đầy hơi. Đối với người đang bị cảm thì ăn trứng muộn khiến hệ tiêu hóa và chất lượng giấc ngủ bị ảnh hưởng.
- Không ăn trứng vịt lộn chín để qua đêm
Khi trứng vịt lộn luộc để qua đêm sẽ biến đổi các chất dinh dưỡng có trong trứng. Lúc này, vi khuẩn có hại tự động sản sin, nếu người bệnh cảm sử dụng sẽ khiến triệu chứng trở nên trầm trọng.
- Ăn trứng với lượng vừa đủ, khoa học
Người bệnh cảm không sốt nên bổ sung vừa phải tránh tình trạng tăng cân do ăn nhiều. Ngoài ra, khi ăn nên dùng kèm với rau răm và gừng để cân bằng dưỡng chất, hài hòa âm dương. Không nên uống trà sau khi dùng trứng vịt lộn để tránh biến đổi chất dinh dưỡng.
Một số đối tượng bị cảm không sốt những vẫn nên tránh dùng trứng vịt lộn như: người bệnh cao huyết áp, đái tháo đường, gan nhiễm mỡ…
Khi đã biết rằng bị cảm ăn trứng vịt lộn được không thì người bệnh dễ dàng xây dựng thực đơn dinh dưỡng phù hợp. Để tăng dinh dưỡng cho cơ thể trong giai đoạn bị ốm thì bạn có thể lựa chọn các loại thực phẩm khác. Ngoài ra, cần tránh các loại thực phẩm gây hại khiến bệnh cảm trở nặng hơn.
Người bị cảm sốt muốn nhanh chóng hồi phục thể trạng và bổ sung dưỡng chất hãy ưu tiên:
Lựa chọn đúng thực phẩm là cách giúp người bệnh bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết và ngăn ngừa bệnh cảm. Câu hỏi bị cảm ăn trứng vịt lộn được không đã mang đến cái nhìn khách quan nhất đến khách hàng. Hy vọng dựa vào những thông tin đó, người bệnh sẽ xây dựng thực đơn dinh dưỡng nhất cho cơ thể.