Thứ bảy, 18/01/2025 | 20:05
RSS

5 lưu ý giúp trị cảm cúm ở trẻ em an toàn, hiệu quả

Thứ tư, 02/08/2023, 14:54 (GMT+7)

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh truyền nhiễm phổ biến do virus gây ra. Vậy điều trị cảm cúm ở trẻ em cần lưu ý gì để bệnh mau khỏi mà vẫn đảm bảo an toàn? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh lý truyền nhiễm phổ biến do virus gây ra

Nguyên nhân trẻ dễ bị cảm cúm

Cảm cúm ở trẻ em là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên do các chủng virus cúm khác nhau gây ra, trong đó phổ biến nhất là chủng Influenzae. 
 
Cảm cúm ở trẻ em diễn ra quanh năm, nhưng tập trung nhiều vào các đợt giao mùa, mùa đông xuân. Bệnh có nhiều con đường lây lan khác nhau như: 
 
• Lây trực tiếp từ người sang người: Trẻ tiếp xúc với người đang bị cúm, thông qua nói chuyện, ôm hôn, bắt tay. Khi người bị cảm cúm hắt hơi, virus sẽ truyền trực tiếp sang trẻ thông qua giọt bắn. 
• Do tiếp xúc bề mặt đồ vật: Các giọt bắn do người bị cúm khi hắt hơi sẽ bám lên bề mặt đồ vật. Nếu trẻ tiếp xúc với đồ vật bằng tay và đưa lên mắt, mũi, miệng cũng có thể nhiễm virus. 
• Môi trường công cộng: Nhà trẻ, trường học cũng là môi trường dễ lây lan virus cúm. Trong lớp có trẻ bị cảm cúm sẽ phát tán virus cúm vào không khí và lây lan cho các bạn khác. 
 
Bệnh cảm cúm ở trẻ em thường lành tính, tuy nhiên do hệ miễn dịch của trẻ còn yếu, nên bệnh có thể tiến triển và gây ra các biến chứng như: viêm họng, viêm xoang, viêm phổi. Chính vì vậy, đối với cảm cúm ở trẻ em, cần chăm sóc và điều trị kịp thời để tránh biến chứng nguy hiểm. 

Những triệu chứng cảm cúm ở trẻ em

Sau khi nhiễm virus cúm, trẻ có thể xuất hiện một số triệu chứng điển hình như: 
 
• Sốt (trên 38oC): Trẻ em thường sốt cao hơn người lớn khi bị cảm. Sốt có thể kèm chán ăn, lừ đừ, mệt mỏi.
• Hắt hơi, sổ mũi: Khi bị cảm trẻ có dấu hiệu chảy nước mũi, hắt hơi liên tục. Dịch mũi khi mới bị cảm có đặc điểm trong, không mùi. 
• Đau, nhức mỏi: Trẻ kêu đau đầu, nhức mỏi nên hay khó chịu, quấy khóc, khó ngủ và không chịu chơi. 
• Trẻ biếng ăn, không muốn ăn.
• Ho, đau họng là các triệu chứng phổ biến.
 
Thân nhiệt cao là triệu chứng phổ biến khi trẻ bị cảm cúm
 
Hầu hết các triệu chứng cảm cúm ở trẻ em sẽ biến mất sau 5-7 ngày nếu được chăm sóc đúng cách. Tuy nhiên tình trạng mệt mỏi, bỏ ăn có thể kéo dài. Sau 10-14 ngày, các triệu chứng có thể biến mất hoàn toàn nếu không xuất hiện bội nhiễm và biến chứng ở phổi. 

5 lưu ý khi trị cảm cúm ở trẻ em đảm bảo an toàn, hiệu quả

Chú ý chăm sóc và điều trị cảm cúm ở trẻ em từ sớm giúp giảm thời gian bệnh, ngăn ngừa nguy cơ biến chứng. Cần chú ý phương pháp chăm sóc, chế độ dinh dưỡng, thuốc điều trị và cách phòng bệnh tái phát cho trẻ, đặc biệt là cảm cúm ở trẻ sơ sinh.
 
1. Dùng thuốc hạ sốt 
 
Khi trẻ bị sốt từ 38,5 độ C trở lên thì cần cho trẻ dùng thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng khuyến cáo.
 
Theo dõi thân nhiệt, tình trạng tím da, môi, đầu ngón tay và tăng tiết mồ hôi của trẻ khi bị sốt. 
 
Nên mặc cho trẻ quần áo rộng rãi, thấm hút mồ hôi tốt, tránh để mồ hôi ngấm ngược gây viêm phổi.
 
2. Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn 
 
Nên cho trẻ nghỉ học nếu bị cảm cúm. Hạn chế người thăm hỏi, tiếp xúc khi trẻ đang bị cảm cúm. Khi đưa trẻ đi khám nên sử dụng khẩu trang cho trẻ và cả những người tiếp xúc. 
 
Sử dụng khẩu trang và hạn chế tiếp xúc với người lạ khi trẻ bị cảm
 
3. Khuyến khích trẻ uống nhiều nước 
 
Uống đủ nước giúp giảm mệt mỏi do sốt cao. Ngoài ra, uống nước cũng giúp giảm khô rát cổ họng, giúp dịch nhầy trong mũi họng không bị khô đặc. 
 
Với trẻ trên 1 tuổi, cha mẹ có thể cho trẻ uống nước ấm có pha thêm chút mật ong và chanh sẽ giúp tăng khả năng kháng khuẩn, tăng sức đề kháng và giảm ho tốt hơn.
 
4. Cho trẻ ăn uống đầy đủ 
 
Chú ý đến chế độ dinh dưỡng và các loại thực phẩm bổ sung giúp trẻ phục hồi nhanh hơn. Khi trẻ bị cảm thường chán ăn, nên lựa chọn cháo giúp dễ nhai nuốt, tiêu hóa tốt và có thể bổ sung nhiều bữa nhỏ trong ngày. 
 
Một số loại cháo như cháo thịt bằm thêm gừng, cháo lá tía tô, cháo gà… vừa dễ làm và dễ hợp khẩu vị của trẻ đang bị cảm. 
 
Ngoài ra, bổ sung vitamin, khoáng chất và chất xơ qua các loại trái cây, rau củ cũng rất cần thiết. Trong giai đoạn trẻ biếng ăn do cảm, mẹ có thể ép các loại củ quả lấy nước và bổ sung cho bé hàng ngày. Một số loại rau củ quả đặc biệt như cam, quýt, bưởi bổ sung vitamin C tăng đề kháng. Hay bông cải xanh, việt quất, cải xoăn bổ sung quercetin giúp chống oxy hóa cũng hỗ trợ đẩy lùi bệnh cảm. 
 
5. Dùng thảo dược giải cảm
 
Chế độ dinh dưỡng và chăm sóc là cần thiết nhưng chưa đủ. Để chữa cảm cúm ở trẻ em sớm, cha mẹ có thể áp dụng một số bài thuốc dân gian chữa cảm cúm vừa lành tính vừa hiệu quả.
 
Chữa cảm cúm bằng lá hẹ: Lá hẹ có vị chua, cay nhẹ, tính ấm giúp thanh nhiệt, giải cảm. Ngoài ra, lá hẹ còn có tính kháng khuẩn, chống viêm nhẹ giúp giảm triệu chứng hắt hơi, sổ mũi, ho, đồng thời ngăn ngừa bội nhiễm đường hô hấp. Một số bài thuốc dùng lá hẹ như hẹ hấp mật ong, hẹ hấp chanh và nghệ. 
 
Các bài thuốc dân gian giúp trị cảm an toàn, hiệu quả cho trẻ
 
Chữa cảm cúm với quất, hoa hồng trắng và đường phèn: Hoa hồng trắng có tác dụng hoạt huyết, tiêu thũng, giảm viêm giúp ngăn ngừa cảm lạnh, sổ mũi, loãng dịch nhầy đồng thời bổ phế. Kết hợp hoa hồng cùng đường phèn và quất giúp gia tăng hiệu quả sát khuẩn, giải cảm. 
 
Bài thuốc giải cảm Đông y: Kết hợp nhiều loại dược liệu như Cát căn, Sài hồ, Bạch thược, Cát cánh, Hoàng cầm, Bạch chỉ, Khương hoạt, Cam thảo… giúp thanh nhiệt giải cảm, hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm như đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao. 
 
Hiện nay bài thuốc giải cảm Đông y đã được bào chế dưới dạng siro giải cảm tiện lợi, cha mẹ có thể tìm mua tại các nhà thuốc trên toàn quốc. 
 

Sản xuất từ dược liệu, tại nhà máy đạt GMP

Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Siro Cảm Nhất Nhất

Công dụng:
Hỗ trợ thanh nhiệt giải cảm. Hỗ trợ giảm các triệu chứng cảm cúm: đau đầu, hắt hơi, sổ mũi, thân nhiệt cao.
Đối tượng sử dụng: 
Người bị cảm cúm, nhức đầu, hắt hơi, sổ mũi.

Với trẻ em dưới 1 tuổi cần tham khảo ý kiến của thầy thuốc.
Cách dùng:
Ngày uống 3 lần, mỗi lần cách nhau 6-8 giờ:

- Trẻ em từ 1-3 tuổi 5ml/lần
- Trẻ em từ 4-7 tuổi 7,5ml/lần
- Trẻ em từ 8-11 tuổi 10ml/lần
- Trẻ em từ 12-14 tuổi 12,5ml/lần
- Trẻ từ 15 tuổi, người lớn 15ml/lần

 

DS. Bích Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại