Đi lễ chùa trong những ngày đầu năm mới để cầu may mắn, tài lộc đã trở thành một nét văn hóa không thể thiếu của người dân Việt Nam Chính vì vậy, các địa điểm tâm linh, chùa, đền từ Bắc vào Nam luôn chật kín khách. Biển người đông nghìn nghịt kéo nhau đi lễ chùa đầu năm khiến các điểm du lịch tâm linh nổi tiếng như chùa Hương quá tải. Ảnh: Beat Hà Tây
Đoạn đường ở gần cửa động Hương Tích do quá nhiều người đến dâng hương hiện đang xảy ra hiện tượng ùn tắc cục bộ. Khu vực chờ cáp treo cũng như đường đi bộ lên động Hương Tích đều xảy ra ùn tắc kéo dài. Ảnh: Beat Hà Tây
Chùa Hương, thuộc ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội là một khu quần thể chùa chiền nằm rải rác từ chân núi Hương Tích cho đến tận đỉnh núi. Mùa lễ hội chùa Hương kéo dài từ sau tết Nguyên đán đến tháng ba âm lịch nhưng đây là nơi du khách có thể hành hương đến chiêm bái quanh năm. Ảnh: Beat Hà Tây
Ngày hội diễn ra trong 3 tháng, từ 6/1 đến tháng 3 âm lịch, đỉnh cao từ rằm tháng giêng tới 18/2 âm lịch. Hàng năm, chùa Hương đón hàng triệu lượt du khách tới tham quan và cầu lộc, cầu may. Ảnh: Beat Hà Tây
Ngôi chùa nổi tiếng với pho tượng Phật Quan Âm bằng đá xanh tạc vào thời Tây Sơn với dáng người thon thon, mặt trái xoan, nét thanh tú. Trong động Hương Tích còn có quả chuông đồng cao 1,24 m. Ảnh: Beat Hà Tây
Đến đây, du khách sẽ được ngắm nhìn cảnh núi cao rừng thẳm, suối dài được kết hợp hài hoà giữa một vùng đồng bằng ruộng lúa xanh tươi. Việc di chuyển bằng đò trên suối Yến từ lâu đã làm nên nét hấp dẫn của khu di tích này. Ảnh: Beat Hà Tây
Dù là chưa đến ngày khai hội nhưng cũng như mọi năm, tình trạng quá tải của chùa Hương vẫn diễn ra ngay từ những ngày đầu tiên của năm mới. Có một lời khuyên dành cho du khách là không nên lựa chọn những ngày đầu năm để trẩy hội chùa Hương. Mọi người nên bắt đầu đi lễ chùa Hương sau Rằm Tháng Giêng để không còn chịu cảnh chen chúc và ách tắc. Ảnh: Beat Hà Tây
Điểm mới của lễ hội chùa Hương 2017. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội