Thứ tư, 24/04/2024 | 15:42
RSS

Ngân hàng Thế giới chi 12 tỷ USD mua vắc-xin Covid-19

Thứ sáu, 16/10/2020, 14:46 (GMT+7)

Ngân hàng Thế giới (WB) đã thông qua khoản tài trợ trị giá 12 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển mua vắc-xin Covid-19 cho người dân.

Sự kiện:
Covid-19

Nguồn tin từ  World Bank, ngày 17/10, Ngân hàng thế giới (WB) sẽ thông qua khoản tài trợ trị giá 12 tỷ USD cho các quốc gia đang phát triển mua và phân phối vắc-xin, hỗ trợ xét nghiệm và điều trị Covid-19 cho người dân.

Cụ thể, khoản tiền này nhằm hỗ trợ tiêm chủng cho 1 tỷ người, là một phần của gói hỗ trợ trị gia lên đến 160 tỷ USD của Nhóm Ngân hàng Thế giới (WBG), có hiệu lực đến hết tháng 6/2021 để giúp các nước đang phát triển chống lại đại dịch Covid-19.

Gói tài trợ cũng đưa ra tín hiệu cho ngành nghiên cứu và dược phẩm rằng người dân ở những quốc gia đang phát triển cũng cần được tiếp cận với vắc-xin Covid-19 an toàn và hiệu quả. Nó cũng sẽ hỗ trợ tài chính và kỹ thuật để các nước đang phát triển có thể chuẩn bị cho việc triển khai vắc xin trên quy mô lớn với sự phối hợp của các đối tác quốc tế

Chủ tịch WBG David Malpass cho biết, WBG đang mở rộng các phương pháp tiếp cận nhanh nhằm giải quyết tình trạng khẩn cấp Covid-19 để các nước đang phát triển có thể tiếp cận với vắc-xin một cách công bằng và bình đẳng.

Tiếp cận với vắc-xin an toàn, hiệu quả và củng cố hệ thống phân phối được coi là chìa khóa để thay đổi diễn biến của đại dịch, giúp các quốc gia đang trải qua các tác động kinh tế, tài chính phục hồi. Các nước đang phát triển sẽ mua và cung cấp vắc xin đã được phê duyệt bằng những cách khác nhau.

Ngoài việc mua vắc-xin, khoản tài trợ của WBG cũng sẽ hỗ trợ các quốc gia tiếp cận với các xét nghiệm và điều trị Covid-19, đồng thời mở rộng năng lực tiêm chủng để giúp các hệ thống y tế triển khai vắc-xin một cách hiệu quả.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến 6h sáng ngày 16/10, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn thế giới là 39.137.846 triệu trường hợp, trong đó có 1.102.227 trường hợp tử vong. Số ca mắc bệnh đã phục hồi là 29.352.644 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới. Danh sách 5 quốc gia đứng đầu bảng thống kê dịch bệnh Covid-19 gồm Mỹ, Ấn Độ, Brazil, Nga và Tây Ban Nha.

Ngân hàng Thế giới chính thức chi 12 tỷ USD để mua vắc-xin Covid-19

Ảnh minh họa

Ổ dịch lớn nhất thế giới, Mỹ, ghi nhận thêm 62.398 ca mắc vào hôm qua (15/10) nâng tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này lên 8.212.584. Số ca tử vong ở Mỹ do virus SARS-CoV-2 đã lên tới 222.683.

Nga ghi nhận thêm 13.754 ca mắc và 286 ca tử vong do Covid-19. Tổng số ca mắc bệnh tại Nga hiện tại hơn 1,3 triệu trường hợp, trong đó hơn 23.491 trường hợp tử vong.

Dịch bệnh cũng đang hoành hành dữ dội nhất ở Mỹ Latinh. Nhiều nhà lãnh đạo tại Mỹ Latinh đang nỗ lực giảm thiểu tác động của đại dịch đối với kinh tế. Nhiều quốc gia đã phải chứng kiến sự suy thoái tài chính lớn chưa từng có.

Tại châu Phi, Nam Phi vẫn là tâm điểm dịch bệnh. Nước này ghi nhận tổng cộng 698.184 ca mắc và 18.309 ca tử vong. Tổng số ca mắc Covid-19 tại Iran, ổ dịch lớn nhất Trung Đông, hiện tại là 517.835 sau khi ghi nhận thêm 4.616 trường hợp trong 24h qua. Tổng số ca tử vong do dịch bệnh này tại Iran là 29.605 trường hợp.

Châu Á cũng đang chứng kiến sự gia tăng đột biến số ca mắc Covid-19, tiềm ẩn nguy cơ tái bùng phát trên diện rộng. Trung Quốc đại lục ghi nhận tổng cộng 85.622 ca mắc, trong đó có 4.634 ca tử vong.

Khu vực Đông Nam Á, Indonesia hiện là một trong những điểm nóng dịch bệnh với tổng số ca mắc lên tới 349.160 ca sau khi ghi nhận 4.411 ca mắc mới, buộc chính quyền tái áp đặt một phần lệnh phong tỏa tại nhiều khu vực. Trong khi đó, Philippines đứng thứ 2 với 348.698 ca mắc và 6.497 ca tử vong. Cả 2 quốc gia này đều nằm trong top 20 nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh.

Hoàng Hà (TH)
Theo Đời sống Plus/GĐVN

CÙNG CHUYÊN MỤC

Theo Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ, một trận động đất lớn với cường độ 7,4 độ richter đã xảy ra ngoài khơi bờ biển phía đông Đài Loan khiến cảnh báo sóng thần cho hòn đảo và miền nam Nhật Bản.