“Tôi thật sự giật mình khi tham khảo cuốn “Kỹ năng phòng, chống ma túy” dành cho cha mẹ học sinh. Tôi không nghĩ mình còn thiếu nhiều kiến thức quan trọng như thế để có thể truyền đạt, dạy con về tác hại của ma túy”, chị Nguyệt Hà chia sẻ.
Nhiều người trẻ đang ở độ tuổi trưởng thành, ham học hỏi nhưng chưa chín chắn, ít kinh nghiệm sống nhưng lại muốn khẳng định bản lĩnh, khám phá cái mới và trải nghiệm rất dễ bị tội phạm ma túy dụ dỗ, lôi kéo.
Đối với những đứa trẻ sử dụng ma túy, ma túy có thể khiến chúng cảm thấy “thoải mái” và tạm quên đi những tổn thương mà chúng đang gặp phải nhưng không hề biết rằng, ma túy sẽ để lại những hệ lụy khủng khiếp.
Dù có là mơ bố mẹ Nguyễn Thành An cũng không nghĩ đứa con ngoan, là học sinh giỏi toán cấp tỉnh lại có thể nghiện ma túy. Chỉ đến khi con bỏ học, rồi mang cả xe máy bán bố mẹ An mới tả hỏa. Họ càng sốc hơn khi biết An nghiện ma túy.
Sau 5 năm "thai nghén", Bộ tài liệu “Kỹ năng phòng, chống ma túy” do Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) biên soạn đã ra đời. Bộ tài liệu đóng vai trò như những cuốn cẩm nang hữu ích về phòng, chống ma túy dành cho các em học sinh, các bậc cha mẹ, giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục.
Bằng nhiều cách khác nhau, ma túy đã và đang được các em học sinh đưa vào sử dụng trong những bữa tiệc sinh nhật, liên hoan, hoặc cùng nhau nhậu nhẹt. Điều này không chỉ khiến các em sa chân vào “vũng lầy” ma túy mà thậm chí tương lai, tiền đồ của các em cũng sẽ bị hủy hoại nếu không được ngăn chặn kịp thời.
Nghiện ma túy rồi bỏ học giữa chừng, từ 2 đứa trẻ vốn ngoan hiền và có phần nhút nhát đã gây ra vụ án mạng rúng động để cướp tài sản nhằm thỏa mãn cơn nghiện. Khi vụ án xảy ra, bố mẹ hung thủ bàng hoàng khi biết con mình là sát nhân.
Việc các em học sinh sử dụng ma túy là câu chuyện không mới, thế nhưng khi nói đến câu chuyện trách nhiệm quản lý, theo dõi, giáo dục các em, các cơ quan, đơn vị liên quan, không phải ai cũng nhận ra được trách nhiệm của mình.
Bố mẹ chỉ nói với con về những giá trị và trách nhiệm thôi là chưa đủ. Chúng ta phải cho con thấy được hành động, muốn dạy con một bài học, hãy tự hỏi mình liệu ta có làm được không? Muốn dạy con tránh xa hiểm họa về ma túy, liệu bố mẹ đã đủ kiến thức về lĩnh vực này?
Hiện nay, ma túy được “ngụy trang” bằng nhiều cách tinh vi, thủ đoạn của kẻ buôn bán ma túy cũng rất xảo quyệt. Nếu không có những kỹ năng cần thiết, có thể bạn sẽ bị lôi kéo sử dụng ma túy lúc nào không hay biết.
Những tác hại và hậu quả của ma tuý vẫn đang tác động và gây ảnh hưởng đến tất cả chúng ta từng ngày, từng giờ. Vì vậy, chung tay đẩy lùi ma tuý không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan nhà nước hay các tổ chức liên quan đến việc phòng chống ma tuý mà còn là trách nhiệm của mỗi cá nhân.
Ma túy đá đang là cơn lốc ngầm khủng khiếp tàn phá một bộ phận giới trẻ. Những tác hại của ma túy dai dẳng, khó bỏ và sức tàn phá vô cùng ghê gớm. Ngoài ra, ma túy đá là bạn đồng hành của tội phạm, thú chơi "hàng đá" đã trở nên phổ biến trong giới tội phạm.
Tình trạng thanh thiếu niên sử dụng ma túy ngày càng trẻ hóa, trong đó có nhiều đối tượng phạm tội khi đang ngồi trên ghế nhà trường. Vì sao với sự giám sát chặt chẽ của gia đình và nhà trường, nhiều em vẫn rơi vào cạm bẫy?
Viện nghiên cứu tâm lý người sử dụng ma túy (PSD) đã biên soạn Bộ tài liệu "Kỹ năng phòng, chống ma túy" với mục đích trang bị những kiến thức và kỹ năng về ma túy giúp các em học sinh tự bảo vệ bản thân trước những tình huống nguy hiểm.