Thứ sáu, 20/09/2024 | 00:45
RSS

Nam Định: Cả làng chạy đua 'lấy lửa' về nhà trong đêm giao thừa

Thứ bảy, 25/01/2020, 16:27 (GMT+7)

"Lấy lửa” đêm giao thừa là một phong tục truyền thống có từ lâu đời của người dân làng nghề đồ thờ truyền thống thôn Đằng Chương, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định.

Theo Dân Trí, xin “lửa Thánh” đêm giao thừa là một phong tục truyền thống có từ lâu đời của người dân làng nghề mây tre đan xuất khẩu thôn Cát Đằng, xã Yên Tiến, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định. Điều đó không chỉ có ý nghĩa một năm mới ấm no hạnh phúc, an khang thịnh vượng, người người gặp nhiều may mắn mà nó còn thể hiện lòng thành kính của người dân nhớ đến Tổ tiên, nhớ đến công ơn của người có công lao khai mở đất nước bờ cõi.

Tục truyền, lễ xin “lửa Thánh” có từ đời vua Đinh, khi Đinh Tiên Hoàng từ cố đô Hoa Lư cách Cát Đằng 20km, kéo quân về đây tập trận. Sau đó, dân làng tôn Đinh Tiên Hoàng là Thánh và thờ tại đình của làng. Lễ xin "lửa Thánh" này là để tri ân công lao khai mở đất nước của Đinh Tiên Hoàng.

Kể từ đó, cứ vào thời khắc chuyển giao giữa năm cũ và năm mới, người dân làng Cát Đằng lại tổ chức lễ xin "lửa thánh" để tưởng nhớ đến vị vua đáng kính cũng như mong muốn một năm mới đủ đầy, hạnh phúc. Ngoài ra, tục xin lửa đêm Giao thừa ở làng Cát Đằng còn để tưởng nhớ đến người đã có công mang nghề mới đến cho dân.

Để chuẩn bị cho tục xin lửa đêm Giao thừa, ngay từ 21/10 âm lịch (đây là ngày Thần kị Thành hoàng làng), người dân làng Trang đã họp bàn chọn người Tế chủ - người mở cửa đình để xin lửa thần, lửa trong thời khắc Giao thừa. Người được dân làng chọn làm Tế chủ và dâng nhang tại đình phải là nam giới trên 60 tuổi, gia đình Tế chủ phải có đức, có tài, khỏe mạnh, hạnh phúc, trong năm làm ăn phát đạt, không vướng việc tang chế để thay mặt dân làng ra mở cửa đình.

Nam Định: Cả làng chạy đua đưa 'lửa Thánh' về nhà trong đêm giao thừaNam Định: Cả làng chạy đua đưa 'lửa Thánh' về nhà trong đêm giao thừa
Hình ảnh xin lửa trong đêm giao thừa năm nay. Ảnh: Người đưa tin & Dân Trí

Trước thời khắc chuyển giao năm mới, Tế chủ phải học các nghi lễ từ các bô lão trong làng, cùng các đội tế nam quan, nữ quan và dân làng có mặt cùng làm tế lễ, kính cáo với thánh và ông tổ nghề để xin lửa vào thời khắc Giao thừa. Đầy đủ lễ vật gồm mâm xôi, thủ lợn, rượu, hoa quả bày biện chu đáo.

Vào thời điểm chuẩn bị chuyển giao, tại mỗi gia đình đều chuẩn bị những cây đuốc cho nhà mình. Cây đuốc được quấn vải, quấn dây thép rồi sau đó tẩm dầu hoả.

Ngay từ sớm nhiều người dân đã có mặt tại đình làng để thực hiện nghi lễ 'rước lửa'. Mỗi người đều cầm trên tay một cây đuốc tẩm dầu hỏa, chuẩn bị “chia lửa” từ cây đuốc chính được thắp trong trung tâm đình.

Người đưa tin cho hay, bên cạnh việc rước lửa mang về nhà, việc múa lân rước quan lên đình cùng nhiều hoạt động tín ngưỡng, tâm linh khác được diễn ra tại đình làng Trang ngay khoảnh khắc chuyển giao từ năm cũ sang năm mới.

Thời khắc giao thừa điểm, cụ Tế chủ mở cửa đình, thắp hương lễ Thành hoàng làng, rồi lấy lửa từ bát hương đ bắt đầu chia lửa. Ngọn lửa được chia từ Tế chủ tại sân đình tượng trưng cho sự may mắn, mang màu đỏ với sự ấm nóng đại diện cho sự nảy nở, sinh sôi của con người.

Những người đi rước lửa đều là thanh niên khỏe mạnh, tuấn tú, học hành giỏi giang bởi văn hóa “chọn người chọn tuổi” đẹp đầu năm mới trong tín ngưỡng nhiều thế hệ người Việt. Từ ngọn đuốc chính từ đình làng, đại diện làng sẽ chia lửa vào các ngọn đuốc, từng nhà liên tiếp truyền lại lửa cho nhau tạo nên khung cảnh rực sáng đêm đầu xuân năm mới.

Theo quan niệm, gia đình nào có người lấy được "lửa Thánh" đưa về nhà nhanh nhất, sớm nhất làng thì được coi như cả năm mới sẽ gặp may mắn trong cuộc sống. Còn những gia đình không có người đi xin “lửa Thánh” thì hàng xóm láng giềng đem lửa của nhà mình lấy từ đình làng sang xông nhà, mừng tuổi cho gia đình để có “lửa Thánh” thắp hương bàn thờ và nổi lửa ở bếp trong 4 ngày Tết.

Chi Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus/GĐVN