Thứ sáu, 22/11/2024 | 12:06
RSS

Nám da là gì? 9+ nguyên nhân gây nám & cách điều trị hiệu quả

Thứ hai, 16/10/2023, 08:09 (GMT+7)

Nám khiến cho làn da xuất hiện nhiều mảng sạm màu, những đốm nâu đen gây mất thẩm mỹ cho khuôn mặt và các vùng da khác. Vậy đâu là nguyên nhân khiến nám da hình thành? Nám có bao nhiêu loại? Phải làm sao để điều trị, làm mờ những vết nám khó coi? Mời bạn cùng tìm hiểu qua bài viết này nhé.

I - Nám da là gì?

Nám da là tình trạng tăng sắc tố melanin quá mức trên da, khiến da bắt đầu hình thành nhiều mảng sắc tố tối màu hoặc các đốm nâu, đen. Các vết nám có thể hình thành ở bất kỳ đâu trên da như tay, chân và nhưng đặc biệt xuất hiện nhiều tại các khu vực trên mặt như má, trán, môi… Tình trạng này cũng phổ biến hơn ở phụ nữ so với nam giới, nhất là những người trong độ tuổi từ 20 - 50.

Đây là tình trạng da liễu vô cùng phổ biến, tuy không gây hại tới sức khỏe nhưng lại khiến làn da kém sắc, làm giảm tính thẩm mỹ khiến chị em thiếu tự tin trước làn da của mình.

Nám da là bệnh gì?

II - Những nguyên nhân gây nám da thường gặp nhất

Tình trạng nám da có thể bắt nguồn từ rất nhiều nguyên nhân như nội tiết tố, căng thẳng, bệnh lý… hoặc tác động từ ánh nắng mặt trời, mỹ phẩm, thuốc…

1. Thay đổi nội tiết tố

Nội tiết tố là tác nhân hàng đầu khiến chị em phụ nữ bị nám da do các hormone nội tiết có mối liên hệ với các tế bào sản sinh sắc tố da. Khi cơ thể gặp các vấn đề khiến cho hormone nội tiết estrogen và progesterone tăng hoặc giảm (thường là do mang thai, tiền mãn kinh, sau sinh hoặc dùng thuốc tránh thai) sẽ gây kích thích tới tế bào melanocytes. Và điều này làm cho sắc tố da melanin bị sản xuất nhiều hơn, khiến nám hình thành trên da.

Mất cân bằng nội tiết tố gây nám da

2. Can thận âm suy yếu

Theo Đông y, nguyên nhân gây nám chủ yếu là do can thận kém.

- Can (hay còn gọi là gan) là tạng tàng trữ và điều tiết máu, tham gia phân hủy độc tố của cơ thể cũng như làn da, can cũng có kết nối về mặt tinh thần, cảm xúc.

Khi can bị suy yếu, chức năng thải độc giảm, khiến cơ thể tích tụ độc tố, máu đưa các chất độc đi đến khắp da của cơ thể và khiến da dễ bị mụn nhọt, nám sạm.

- Thận là cơ quan điều hòa chức năng sinh lý của cơ thể, tham gia quá trình điều hòa nội tiết, thanh thải độc tố. Khi thận suy yếu khiến tất cả các cơ quan khác đều bị ảnh hưởng, độc tố không được đào thải, tích tụ lâu ngày, khiến da bị nhiễm độc và dễ bị nám.

Khi thận yếu thì da không được khỏe, khí huyết lưu thông kém, không được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và rất dễ bị nám. Ngoài ra, can thận kém cũng làm thay đổi nội tiết tố, làm tăng quá trình sản xuất sắc tố Melanin gây nám da.

3. Da tiếp xúc với ánh sáng mặt trời

Ánh sáng mặt trời có chứa tia cực tím (tia UV) làm tăng nguy cơ hình thành các gốc tự do gây lão hóa da, đồng thời khiến da tăng sản sinh sắc tố da melanin gây nám. Đây cũng là lý do khiến nhiều người bị nám hơn vào mùa hè khi mà da tiếp xúc với lượng tia cực tím nhiều hơn so với các thời điểm khác trong năm.

Để phòng ngừa tác động của tia cực tím, bạn nên hạn chế ra ngoài trời vào lúc từ 9h sáng đến 4 giờ 30 phút buổi chiều. Và dù có ra ngoài trời hay ngồi trong bóng mát thì đừng quên thoa kem chống nắng để bảo vệ da, thường xuyên thoa lại sau mỗi 4-5 giờ.

4. Bệnh lý tuyến giáp

Bệnh lý ở tuyến giáp có thể làm tăng hoặc giảm bất thường hormone tuyến giáp, và làm ảnh hưởng đến quá trình sản sinh ra sắc tố melanin. Những người có vấn đề về tuyến giáp có nguy cơ bị nám da cao gấp 4 lần so với người khỏe mạnh.

Cơ chế tác động của các hormone tuyến giáp đến tình trạng nám da hiện nay vẫn chưa được biết rõ. Nhưng một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng các bệnh lý này có thể gây tác động tới hormone ACTH và MSH, khiến tế bào melanocytes gây tăng sắc tố hoạt động nhiều hơn.

Bệnh tuyến giáp có thể khiến da bị nám

5. Yếu tố di truyền

Nếu tiền sử gia đình có người từng bị nám, thì nguy cơ bạn cũng bị nám là tương đối cao. Theo các chuyên gia da liễu, khoảng 33 - 50% những người bị nám báo cáo rằng trong gia đình cũng từng có người gặp phải các bệnh lý liên quan tới sắc tố da, trong đó có nám. Thông thường phụ nữ bị nhiều hơn là nam giới, và nám di truyền cũng hay gặp ở người có làn da nâu hơn là da trắng. Hầu hết một người trong cặp song sinh cùng trứng bị nám da thì người còn lại cũng bị nám.

6. Do mỹ phẩm

Các sản phẩm chăm sóc da (sữa rửa mặt, toner, kem dưỡng da) hay mỹ phẩm (phấn, kem nền, kem che khuyết điểm) là vật dụng không thể thiếu được đối với chị em phụ nữ. Nhưng một số thành phần trong mỹ phẩm có khả năng làm bào mòn da, làm mỏng da khiến cho tế bào da dễ bị yếu và tổn thương hơn. Nếu lạm dụng sử dụng mỹ phẩm quá mức thì có thể khiến cho da càng mỏng đi, giảm khả năng chống đỡ với tác nhân bên ngoài, từ đó rất dễ khiến nám hình thành.

7. Tiếp xúc với ánh sáng xanh

Ánh sáng xanh là loại ánh sáng thường gặp ở những đồ dùng công nghệ chẳng hạn như tivi, smartphone, máy tính, đèn led… Tuy tác động của loại ánh sáng này tới làn da là không nhiều như ánh nắng mặt trời, nhưng khi tiếp xúc một cách thường xuyên vẫn có thể làn da bị yếu đi, khô sạm, nhanh lão hóa và dẫn tới nám.

Tiếp xúc với ánh sáng xanh lâu ngày là nguyên nhân gây nám da

8. Căng thẳng stress kéo dài

Theo các nghiên cứu, căng thẳng hay stress kéo dài có thể gây mất cân bằng hormone nội tiết tố trong cơ thể. Khi đó, lượng hormone cortisol tăng cao khiến hormone nội tiết estrogen giảm mạnh gây ra sự mất cân bằng. Tình trạng này kéo dài thường xuyên, liên tục có thể làm tăng nguy cơ hình thành nám da.

9. Do dùng thuốc

Tác dụng phụ của một số loại thuốc như: thuốc tránh thai, thuốc chữa động kinh (clobazam), thuốc kháng sinh, thuốc hạ đường huyết, thuốc lợi tiểu… có thể làm rối loạn hormone nội tiết, làm tăng độ nhạy cảm của da với ánh nắng mặt trời, từ đó gây tăng nguy cơ phát triển nám sạm.

Tác dụng phụ của thuốc có thể gây nám da

III - Dấu hiệu nhận biết các loại nám da

Dựa trên dấu hiệu của nám, bao gồm vị trí, màu sắc, mức độ mà người ta có thể chia nám da thành 3 loại: nám mảng, nám đốm và nám hỗn hợp.

1. Nám mảng

Nám mảng là những mảng nám có diện tích nhỏ và thường có màu sắc nhạt. Chân nám nông, thường nằm ở lớp thượng bì hoặc tế bào phía ngoài cùng của da.

Nám mảng thường xuất hiện ở trên mặt, nhất là những nơi như như hai bên cánh mũi, gò má, cằm hoặc trán. Đôi khi nám mảng cũng xuất hiện ở các vị trí ít gặp trên cơ thể như cánh tay, chân và cổ. Đây là thể nám dễ đáp ứng với các phương pháp điều trị hơn là nám đốm.

Nám mảng

2. Nám đốm

Nám đốm hay còn có một số tên gọi khác như nám chân sâu, nám chân đinh. Nám đốm biểu hiện trên da với các vết đốm sẫm màu (có thể từ màu nâu đến đen). Mức độ nám có thể ở mức trung bình, chân nám thường nằm khá sâu ở lớp hạ bì nên việc loại bỏ nám sẽ khá khó khăn.

Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc nám đốm có thể do rối loạn nội tiết tố (tác nhân chính), tiếp xúc quá thường xuyên với tia UV, lão hóa da sau tuổi trung niên…

Nám đốm (nám chân sâu)

3. Nám hỗn hợp

Nám hỗn hợp được cho là phổ biến nhất. Lúc này trên da xuất hiện cả nám mảng và nám đốm tại nhiều vị trí khác nhau. Nếu mắc phải loại nám này, việc điều trị sẽ tương đối khó khăn và cần nhiều thời gian. Ngoài ra, nếu không có phương pháp phòng ngừa, nám hỗn hợp vẫn có thể tái phát trở lại.

IV - Tại sao phụ nữ bị nám da nhiều hơn nam giới?

Theo thống kê của Viện Da liễu Hoa Kỳ, số lượng phụ nữ bị nám, tàn nhang cao gấp 9 lần so với đàn ông mặc dù nám da ở nam giới vẫn có nhưng tỷ lệ là khá thấp. Nguyên nhân chính là do nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ luôn có sự thay đổi do các vấn đề như hành kinh, mang thai, mãn kinh...

Chẳng hạn như khi đang mang thai thì nồng độ estrogen của chị em có thể tăng đột biến hoặc giảm mạnh sau sinh, tiền mãn kinh. Điều này tăng nguy cơ khiến nám da hình thành hơn so với nam giới.

Bên cạnh đó, làn da của phụ nữ thường mỏng hơn khoảng 25% so với đàn ông, lý do là bởi sự khác nhau về nội tiết tố giữa nam giới và phụ nữ. Làn da của nam giới thường sần sùi, thô ráp hơn phụ nữ, do vậy khả năng chống đỡ với các tác nhân gây nám ở làn da đàn ông thường tốt hơn phụ nữ.

Vì sao phụ nữ bị nám nhiều hơn nam giới?

V - Nám có tự hết không và có chữa được không?

Các chuyên gia cho biết, một khi nám đã xuất hiện trên da thì sẽ không thể tự biến mất. Các sắc tố melanin gây nám có thể tồn tại ở lớp thượng bì, nhưng cũng có thể xâm nhập sâu vào lớp hạ bì, khiến cho việc loại bỏ nám trở nên khó khăn. Vì vậy, nám da sẽ không thể tự hết mà sẽ cần đến các phương pháp điều trị thích hợp.

Nhưng chị em cũng đừng quá lo lắng vì nám là bệnh lý da lành tính không gây hại tới sức khỏe mà chúng chỉ ảnh hưởng đến vẻ đẹp tự nhiên của làn da. Nám hoàn toàn có thể chữa khỏi nếu bạn áp dụng đúng phương pháp trị và tuân thủ các mẹo phòng ngừa, áp dụng lối sống, chế độ ăn uống lành mạnh.

VI - Những cách trị nám da hiệu quả có thể áp dụng

Tùy theo tình trạng da nám, nguyên nhân gây nám da mà có thể lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là những cách điều trị nám đang được áp dụng như sau:

1. Trị nám da bằng thuốc Tây y

Chị em cũng có thể tham khảo một số loại thuốc hoặc kem bôi có công dụng trị nám bằng cách làm mờ hắc sắc tố melanin, ức chế tyrosinase và giúp tăng cường đề kháng, dưỡng chất cho da. Chẳng hạn như:

Loại thuốc Công dụng
Hydroquinone Dùng các loại kem bôi trị nám da có chứa hydroquinone sẽ giúp làm giảm sự sản xuất melanin, qua đó giúp tình trạng nám không trở nên nặng hơn. Phụ nữ bị nám nên dùng loại có nồng độ từ 2% đến 4%, và cần tham khảo ý kiến của dược sĩ, bác sĩ trước khi dùng để tránh kích ứng.
Retinoids Là dạng vitamin A có tác dụng làm tăng sự tái tạo da và làm mờ các vết nám mảng, nám chân sâu. Các loại retinoids phổ biến bao gồm tretinoin và retinol, hay có trong các mỹ phẩm dưỡng da. Nên dùng vào buổi tối, kết hợp với kem chống nắng.
Axit Azelaic Thuốc nhóm AHA, giúp ức chế tyrosinase, kiểm soát melanin trong da, giúp da kháng viêm. Thường dùng để thoa ngoài da.
Vitamin C Khả năng chống oxy hóa mạnh của vitamin C sẽ làm da đều màu hơn, chống lão hóa, giảm sự sản xuất melanin. Thường dùng ở dạng thuốc bôi, serum hoặc viên uống.
Tretinoin Thuốc thường ở dạng kem bôi, giúp làm tăng quá trình tái tạo da, giảm vết thâm và nám da (tuy nhiên không nên sử dụng trong trường hợp bị nám khi đang mang thai).
Corticosteroid Thuốc kháng viêm, làm sáng da có thể dùng để điều trị nám trên da mặt. Tuy nhiên không nên dùng liên tiếp quá 2 tuần.
Kojic Acid Tương tự như axit azelaic, axit kojic cũng giúp ức chế enzyme tyrosinase để hạn chế sắc tố melanin hình thành. Có thể dùng an toàn cho cả da nhạy cảm.
Cysteamine Thường là dạng kem bôi, giú p làm mờ các vùng da, đốm nâu tối màu do nám gây ra. Có một số nghiên cứu cho thấy cysteamine còn mang lại hiệu quả lâu dài tốt hơn kem chứa hydroquinone.
Methimazole Loại thuốc giúp chữa nám da hiệu quả, cũng như rất phù hợp với người bị nám do chứng tăng sắc tố sau viêm. Thuốc giúp ức chế peroxidase, giúp kiềm hãm sự phát triển của nám, đồi mồi trên da.

Kem bôi hoặc thuốc Tây y có ưu điểm là tác dụng tại chỗ, nếu hợp và duy trì thời gian dài sẽ thấy da được cải thiện. Nhược điểm là tùy làn da có hợp sản phẩm hay không, tác dụng không rõ ràng, ngưng sử dụng vấn đề ngay lập tức quay lại.

Việc sử dụng mỹ phẩm kem bôi là tốt nhưng chưa đủ mà nên kết hợp thêm sản phẩm đường uống vì giúp tăng hiệu quả của mỹ phẩm và duy trì làn da đẹp lâu hơn, hạn chế tái lại từ bên trong.

Thuốc điều trị nám da

2. Trị nám với viên sáng hồng Ngự y mật phương

Như đã đề cập ở trên, nguyên nhân chính gây nám da là do can thận kém, và chỉ khi cải thiện chức năng và hoạt động của can thận thì mới khắc phục hiệu quả tình trạng nám da, hạn chế tái phát ở mức thấp nhất.

Hiện nay, Đông y là phương pháp cho hiệu quả tốt trong việc cải thiện tình trạng can thận kém. Đông y tăng cường chức năng can thận, lưu thông khí huyết giúp mang lại hiệu quả bền vững, không gây ra nhiều tác dụng phụ như thuốc Tây.

Nhưng trên thị trường ngay lúc này, tình trạng các sản phẩm Đông Y không rõ nguồn gốc xuất xứ, không đảm chất lượng tràn lan bày bán, gây nguy hiểm cho sức khỏe của người dùng. Chỉ có Viên Uống Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2 của Dược phẩm Nhất Nhất mới đảm bảo chất lượng, hiệu quả thực sự và an toàn cho người dùng.

Viên Uống Sáng Hồng Ngự Y Mật Phương trực tiếp tăng cường chức năng can thận và lưu thông khí huyết cho người bị nám. Nhờ đó, sản phẩm giúp tăng cường đào thải sắc tố melanin (nguyên nhân gây nám da), điều hòa nội tiết tố và giúp sáng hồng tươi nhuận.

Viên ngự y mật phương 2 trị nám da

3. Loại bỏ da nám bằng liệu pháp lột da hóa học

Lột da hóa học (peel da) là phương pháp giúp loại bỏ tế bào chết hoặc tế bào bị tổn thương để hỗ trợ tái tạo tế bào da mới, giúp làn da đều màu hơn và giúp da giảm bớt các vết nám. Các bác sĩ sẽ dùng các hoạt chất hóa học như AHA, BHA, TCA… sau đó áp dụng lên da. Từ lớp biểu bì của da sẽ được tác động, tăng cường sản sinh tế bào da mới.

4. Trị nám bằng phương pháp bắn laser

Laser là tia có nguồn năng lượng thấp, có tác dụng bắn phá sắc tố melanin thành những hạt có kích thước rất nhỏ, các hạt này sẽ được đào thải ra thông qua cơ chế tự nhiên (tiết mồ hôi, qua đường tiêu hóa). Ngoài ra, phương pháp này còn thúc đẩy quá trình tái tạo tế bào mới, giúp làn da trở nên đều màu hơn.

Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là cần chăm sóc da kỹ lưỡng sau khi bắn tia laser và vết nám có thể tái phát nhiều lần sau chiếu tia laser.

Trị nám da bằng laser

5. Lăn kim chữa nám da

Lăn kim không phải phương pháp điều trị nám từ nguyên nhân, tức là không tác động làm giảm bớt sắc tố gây nám da là melanin. Phương pháp này giúp tăng cường sản xuất collagen và elastin, thúc đẩy tái sinh tế bào da mới và giúp da trở nên đều màu hơn. Lăn kim sử dụng khoảng 150 - 200 đầu kim nhỏ với kích thước 0.5 - 2.5 mm được gắn trên bánh lăn tác động lên da.

6. Trị nám da tại nhà bằng nguyên liệu tự nhiên

Trị nám da tại nhà bằng nguyên liệu thiên nhiên thường được áp dụng với những trường hợp nám nhẹ, màu sắc nám nhạt và tiết diện xuất hiện nám chưa nhiều. Còn đối với trường hợp nám nặng hơn, việc sử dụng nguyên liệu tự nhiên cho hiệu quả thấp và cần nhiều thời gian.

Dưới đây là một số nguyên liệu thường được dùng cho người bị nám như sau:

  • Nghệ

Nghệ có chứa thành phần Curcumin, có tính chất chống oxy hóa mạnh, ngăn sự hình thành và phát triển của sắc tố melanin gây nám da. Bạn có thể trị nám bằng tinh bột nghệ và sữa tươi bằng cách trộn đều hai nguyên liệu theo tỷ lệ 1:2, sau đó thoa đều lên mặt và giữ trong 15 phút. Mặt nạ nghệ sẽ thẩm thấu vào da, giúp cung cấp dưỡng chất cần thiết và làm mờ các mảng nám.

Trị nám da tại nhà bằng tinh bột nghệ

  • Nha đam

Đây là nguồn cung cấp nhiều loại vitamin (vitamin E, C, A…) giúp làn da sáng khỏe, dễ dàng đào thải tế bào chết, nhờ đó giúp làm giảm nám trên mặt.

Cách dùng nha đam như sau: Tách lấy phần thịt của nha đam, sau đó nghiền nát và dùng chúng để massage trên da mặt trong 10 phút. Sau đó, rửa lại với nước mát.

  • Cà chua

Loại trái cây này có chứa hàm lượng cao Vitamin C, có khả năng ức chế sự phát triển sắc tố gây nám da và tăng phục hồi tổn thương ở làn da nám.

Có thể phối hợp cà chua và nước cốt chanh để làm thành mặt nạ trị nám như sau: Xay nhuyễn 1 cà chua để lấy nước, vắt một nửa quả chanh vào nước ép cà chua trộn đều. Sau đó thoa đều hỗn hợp trên vào vùng da bị nám và rửa lại sạch bằng nước sau 15 phút.

  • Mật ong

Loại nguyên liệu này được dùng để khắc phục nhiều vấn đề trên da, trong đó có da bị nám. Mật ong có tính chất chống oxy hóa mạnh, dưỡng ẩm tốt nên giúp giải quyết triệu chứng của da nám hiệu quả (da khô sạm, da bị xỉn màu…).

Bạn có thể dùng mật ong trị nám bằng cách lấy 1 thìa cà phê thoa lên khu vực da bị nám trong khoảng 15-20 phút và sau đó rửa lại bằng nước.

  • Tía tô

Thành phần nổi bật của tía tô bao gồm các chất khoáng (sắt, kẽm, canxi) và vitamin (vitamin A, C) có tác dụng làm da sáng đều hơn, giảm bớt màu đậm của vết nám.

Cách trị nám bằng lá tía tô như sau: Dùng khoảng 100 gram lá tía tô xay nhuyễn và lấy nước ép. Dùng tăm bông thấm dung dịch nước tía tô lên khu vực da nám và massage đều trong 10 phút. Sau đó rửa mặt lại bằng nước sạch.

Trị nám bằng lá tía tô

VII - Những biện pháp phòng ngừa nám da hiệu quả

Nám da gây ảnh hưởng lớn tới thẩm mỹ, khiến nhiều người tự ti và tác động tiêu cực tới tâm lý của người bị nám. Do vậy, hãy phòng tránh và ngăn ngừa nám bằng những biện pháp dưới đây:

1. Giữ chế độ ăn uống lành mạnh

Ăn uống lành mạnh có thể giúp phòng ngừa xuất hiện nám da, bởi khi được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng bằng những loại thực phẩm tốt cho da nám thì sức khỏe làn da sẽ được nâng cao lên rõ rệt. Nhờ đó, có thể tránh được tác nhân bên ngoài tác động tới da làm da bị suy yếu và kiểm soát quá trình sản sinh sắc tố melanin.

Một chế độ ăn uống cân bằng và khoa học để phòng ngừa nám cần đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất bao gồm:

  • Vitamin C: Cam, chanh, dâu tây, kiwi, cà chua…
  • Vitamin E: Khoai tây, hạt hạnh nhân, hướng dương, các loại cá…
  • Các Thực Phẩm Chứa Omega-3: Dầu cá, hạt lanh, hạt chia…
  • Selen và Kẽm: Hạt hạnh nhân, cá hồi, gà và hạt bí ngô…
  • Uống đủ 1,5 - 2 lít nước hằng ngày.

2. Tránh ánh nắng từ mặt trời

Muốn có làn da đẹp, không bị nám hoặc ngăn cho nám quay trở lại thì đừng quên bảo vệ làn da tránh khỏi tiếp xúc quá nhiều với ánh nắng mặt trời bạn nhé.

Bạn có thể tham khảo một số biện pháp chống nắng như:

  • Luôn thoa kem chống nắng, kể cả khi bạn đang ngồi trong phòng. Bạn nên lựa chọn loại kem chống nắng có chỉ số chống nắng SPF ít nhất là 30, thường xuyên thoa lại kem chống cứ 3 - 4 giờ/lần.
  • Ngoài ra, bạn có thể sử dụng thêm các vật dụng chống nắng như: khẩu trang, quần áo chống nắng được làm từ chất liệu thoáng mát và có khả năng chống lại tia UV.
  • Tốt hơn hết, bạn nên tránh ra ngoài trời vào khoảng thời gian từ 9 giờ sáng đến 4 giờ chiều để giảm tác hại của ánh nắng mặt trời tới làn da của bạn.

Phòng tránh nám da bằng cách dùng kem chống nắng, tránh ánh nắng

3. Sinh hoạt, nghỉ ngơi hợp lý

Chế độ sinh hoạt, nghỉ ngơi có tác động không nhỏ tới sức khỏe của làn da. Khi bạn có chế độ sinh hoạt tốt và dành nhiều thời gian nghỉ ngơi hợp lý thì sẽ phòng ngừa sản sinh ra gốc tự do (thủ phạm gây nám da).
Vì vậy, ngay từ hôm nay, bạn nên sinh hoạt điều độ và dành cho bản thân mình một khoảng thời gian nghỉ ngơi nhất định trong ngày:

  • Hạn chế thức khuya, ngủ đủ giấc khoảng 7 - 8 giờ/ngày.
  • Thường xuyên vận động cơ thể, để tăng cường tuần hoàn máu giúp cung cấp đủ chất dinh dưỡng tới làn da.
  • Hạn chế việc sử dụng kéo dài các thiết bị điện tử vì rất làm cho da bị yếu đi.
  • Giảm căng thẳng, mệt mỏi bằng cách nghe nhạc, đi dạo bộ, ngồi thiền…
  • Bảo vệ da và có cách chăm sóc da nám phù hợp.

4. Tránh dùng mỹ phẩm kém chất lượng

Trước khi lựa chọn và quyết định chọn mua mỹ phẩm, bạn nên tìm hiểu thật kỹ về thành phần của mỹ phẩm. Nên tránh lựa chọn mỹ phẩm có chứa những thành phần gây bào mòn da mạnh (corticoid) hoặc những thành phần làm rối loạn nội tiết tố có khả năng gây nám (parabens, hương liệu tổng hợp).

5. Giảm thiểu việc sử dụng thuốc tránh thai

Thuốc tránh thai loại progestins thế hệ cũ làm rối loạn nội tiết, mang nguy cơ gây nám da. Do vậy, bạn không nên quá lạm dụng sử dụng thuốc tránh thai mà nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có biện pháp thay thế thích hợp. Có thể sử dụng các biện pháp khác như: đặt vòng, dùng bao cao su, thắt ống dẫn tinh…

Nếu dùng thuốc tránh thai để trị mụn thì nên trao đổi với bác sĩ để đổi sang một loại thuốc khác an toàn hơn mà vẫn đem lại hiệu quả như mong muốn.

Tránh dùng thuốc tránh thai

Nám da thật sự là nỗi ám ảnh của phụ nữ bởi chúng làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, tuy nhiên nếu chẳng may bị nám thì bạn nên xác định rõ nguyên nhân, để lựa chọn được phương pháp điều trị phù hợp. Chúc cho các chị em phụ nữ luôn có làn da sáng khỏe và không bị nám nhé.

DS. Hà Oanh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại