Mỹ thử nghiệm loại thuốc chống covid-19 phục hồi sau 1 tuần điều trị. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho một người vô gia cư tại Miami, Florida, Mỹ ngày 17/4. Ảnh: AFP
Báo cáo ban đầu cho thấy, 125 bệnh nhân Covid-19 đã được truyền thuốc Remdesivir hàng ngày. Đây là loại thuốc do đội ngũ nghiên cứu tại đại học y khoa Chicago nghiên cứu sản xuất.
Bà Kathleen Mullane, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại đại học Chicago cho biết: “ Tin tốt đẹp nhất là hầu hết các bệnh nhân của chúng tôi đã được xuất viện. Thật tuyệt vời. Chỉ có hai bệnh nhân không có hiệu quả với thuốc này”., Tiền Phong đưa tin.
Bà cho biết thêm, hầu hết các bệnh nhân đều mắc Covid-19 nặng và đã xuất viện trong 6 ngày điều trị. Điều này cho thấy rằng, thời gian điều trị không phải kéo dài tới 10 ngày. Hầu như không có bệnh nhân nào phải điều trị tới 10 ngày. Có thể có 3 trường hợp.
Các thử nghiệm của chuyên gia Mullane là một trong số các nghiên cứu về loại thuốc điều trị Covid-19 Remdesivir đang được tiến hành trên khắp nước Mỹ.
Mặc dù vẫn còn thiếu các bằng chứng cụ thể về hiệu quả của phương pháp điều trị này để chống lại virus SARS-CoV-2, loại thuốc mà Tổng thống Mỹ Donald Trump đã tự hào khoe thời gian gần đây, nhưng nó là một triển vọng tuyệt vời để chống chọi với bệnh dịch Covid-19.
Mặc dù vậy, các bác sỹ vẫn cho rằng, các cuộc thử nghiệm này mới chỉ ở giai đoạn đầu và vẫn còn phải thu thập thêm nhiều thông tin nữa để làm bằng chứng xác thực.
Trong khi các chuyên gia y tế cảnh báo rằng, vắc-xin ngừa Covid-19 còn phải mất ít nhất 18 tháng nữa để phát triển, một kế hoạch điều trị được chứng minh có thể sẽ sẵn sàng ra mắt sớm hơn.Theo cập nhật mới nhất, Đại học Johns Hopkins ghi nhận 2.234.109 ca nhiễm và 153.379 ca tử vong do nCoV tại 210 quốc gia và vùng lãnh thổ. 569.953 người đã bình phục, Vnexpress đưa tin.
Mỹ vẫn là vùng dịch lớn nhất thế giới với 699.706 ca nhiễm và 36.727 ca tử vong, tăng lần lượt 32.481 và 4.041. New York, tâm dịch của Mỹ, mở thêm 5 trạm thực hiện xét nghiệm nCoV từ ngày 20/4, trong đó có một địa điểm tập trung vào những cư dân từ 65 tuổi trở lên tại các khu vực ghi nhận nhiều ca nhiễm nCoV. Trạm xét nghiệm này ban đầu dự kiến cung cấp khoảng 2.400 lượt xét nghiệm mỗi tuần, song chính quyền thành phố đặt mục tiêu nhanh chóng tăng gấp đôi số lượng.
Trump ngày 17/4 công bố gói hỗ trợ 19 tỷ USD cho ngành nông nghiệp. Chương trình bao gồm các khoản thanh toán trực tiếp cho nông dân, chủ trang trại và nhà sản xuất mà Trump cho biết đã trải qua "thua lỗ chưa từng có trong đại dịch".
Tây Ban Nha ghi nhận thêm 3.291 ca nhiễm và 316 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 188.167 và 19.631, là vùng dịch lớn nhất châu Âu và thứ hai thế giới. Giới chức Tây Ban Nha cho biết dữ liệu không bao gồm những người chết nghi do nCoV, giống cách tính của nhiều quốc gia khác. Chính phủ Tây Ban Nha thông báo sẽ cân đối cách thống kê dữ liệu từ 17 vùng tự trị, sau khi Catalonia ngày 15/4 tính cả các trường hợp chết nghi do nCoV.
Pháp xác nhận thêm 1.909 ca nhiễm mới và 761 ca tử vong, nâng tổng số lên lần lượt 147.969 và 18.681. Số bệnh nhân cần chăm sóc tích cực giảm 9 ngày liên tiếp.
Pháp gia hạn lệnh phong tỏa toàn quốc thêm một tháng để ngăn đại dịch, tới hết 11/5. Sau khi lệnh phong tỏa hết thời hạn, các trường học và doanh nghiệp sẽ dần được mở cửa trở lại nhưng quán cà phê, rạp chiếu phim và địa điểm văn hóa tiếp tục ngừng hoạt động, sẽ không có lễ hội mùa hè cho đến ít nhất là giữa tháng 7.
Số ca nhiễm và tử vong ở Đức là 140.886 và 4.326 sau khi ghi nhận thêm lần lượt 3.188 và 274 ca. Bộ trưởng Y tế Jens Spahn nói rằng số ca nhiễm mới ở Đức "đã giảm đáng kể" và ổ dịch đang "được kiểm soát".