Các bà mẹ hãy nhanh chóng tìm ra những biện pháp khắc phục vấn đề này ở trẻ. Những mẹo dân gian sau đây đều hết sức đơn giản, dễ tìm kiếm mẹ có áp dụng ngay cho bé.
Tuân theo đúng giờ sinh học của giấc ngủ
Trẻ sơ sinh khoảng 3 tháng tuổi thường ngủ 18 – 20 giờ/ngày, chia làm nhiều giấc nhỏ. Do đó, trẻ cứ dậy chơi rồi ngủ, mỗi giấc khoảng 2-3 tiếng một lần, không tính ngày hay đêm. Với những trẻ lớn hơn, thời gian ngủ sẽ giảm xuống và đã phân biệt được ngày đêm cũng rõ ràng, đêm sẽ ngủ nhiều hơn ngày.
Đặt bé vào giường/nôi khi bé còn đang tỉnh
Mẹ nên cho trẻ vào giường ngay khi trẻ còn đang tỉnh hoặc đã lim dim buồn ngủ. Điều này sẽ giúp trẻ làm quen với việc tự ngủ và không phụ thuộc vào cha mẹ. Dần dần thói quen tự ngủ này của trẻ hình thành và tình trạng trẻ sơ sinh giật mình sẽ được giải quyết.
Không quấn khăn quá chặt
Việc quấn khăn sẽ giúp bé cảm thấy an toàn và dễ chịu như trong bụng mẹ. Tuy nhiên, các bạn cũng không nên quấn quá chặt khiến bé không thoải mái và dễ gây giật mình khi ngủ.
Giúp bé khô ráo, sạch sẽ khi đi ngủ
Trước khi cho bé ngủ là nên kiểm tra bỉm, tã của con có được sạch sẽ, khô ráo hay không. Nếu bỉm hoặc tã bị ướt, bẩn, hãy thay cho con ngay lập tức. Tã bỉm sạch sẽ khô ráo sẽ tạo cho bé cảm giác thoải mái, từ đó giảm tình trạng giật mình khi ngủ.
Cho trẻ tắm nắng thường xuyên
Để giúp bé không bị thiếu canxi, cha mẹ nên cho bé tắm nắng thường xuyên để tổng hợp vitamin D tự nhiên.
Không nô đùa với bé trước khi ngủ
Việc chơi đùa với bé trước khi ngủ sẽ khiến hệ thần kinh của bé bị kích thích, dẫn đến phản xạ giật mình khi ngủ. Chính vì vậy, cha mẹ hãy dành thời gian chơi với con nhiều hơn vào ban ngày và vào buổi tối thì hạn chế nô đùa để bé có được giấc ngủ ngon nhất.
Bổ sung cho bé canxi và vitamin D
Thiếu canxi khiến bé dễ bị giật mình, chính vì vậy mẹ cần bổ sung cho bé đầy đủ canxi và vitamin D bằng cách cho bé tắm nắng buổi sáng sớm, đi khám để được bác sĩ chỉ định liều lượng vitamin D phù hợp.
Chuẩn bị đi ngủ thì tắt đèn
Bóng tối là một yếu tố giúp con người ngủ ngon hơn, kể cả với người lớn hay trẻ nhỏ. Nếu để đèn quá sáng sẽ ức chế sự sản sinh hormone melatonin (một loại hormone giúp con người ngủ sâu hơn) khiến bé bị rối loạn sinh học, gây khó ngủ hay khóc giật mình. Nếu muốn bé không giật mình khi ngủ, các bạn hãy tắt hết các thiết bị điện trước khi ngủ, chỉ để ánh sáng mờ của đèn ngủ.
Hy vọng với những mẹo vừa chia sẻ trên sẽ giúp tình trạng giật mình của trẻ sẽ được cải thiện đáng kể. Chúc các mẹ áp dụng thành công.