Cho bé uống nước hoặc bú sữa
Đây là giải pháp dễ dàng và hiệu quả nhất. Bạn có thể dùng muỗng cho bé uống từng ngụm một nước chín để nguội. Với trẻ sơ sinh, bạn có thể cho bé bú mẹ ngay thay vì cho trẻ uống nước.
Với trẻ đã ăn dặm, bạn có thể cho trẻ uống từ từ hết khoảng 100ml nước. Nếu trẻ lớn hơn, bạn có thể cho trẻ uống từng ngụm nhỏ kèm theo động tác thở sâu và ngồi ở tư thế gập đầu gối. Hầu hết các bé đều khỏi nấc cụt với cách chữa này.
Làm cho bé khóc
Dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé nhiều lần hoặc làm cho bé khóc. Cách này sẽ làm thần kinh thực quản của bé giãn ra và từ đó triệu chứng nấc cũng mát theo.
Vỗ nhẹ lưng cho bé
Mẹ có thể chụm bàn tay lại và vỗ nhẹ từng cái vào lưng trẻ. Mẹ phải lưu ý rằng, mỗi động tác vỗ phải dứt khoát và nhẹ nhàng. Cách này có thể giúp trẻ ợ hơi và tránh được các cơn trào ngược.
Dùng tay tác động vào tai bé
Ngoài ra, bạn có thể dùng hai ngón tay trỏ nhét chặt hai lỗ tai của trẻ chừng nửa phút; hoặc dùng ngón trỏ và ngón cái bóp kín hai cánh mũi, đồng thời khép kín miệng trẻ lại trong vòng 2-3 giây, rồi nghỉ 2-3 giây và lặp lại như thế 15-20 lần.
Dùng mật ong
Các mẹ có thể dùng một vài giọt mật ong để giúp trẻ qua được cơn nấc. Mẹ nên dùng gạc rơ lưỡi rơ quấn vào ngón tay trỏ, chấm một ít mật ong rồi đưa vào miệng của bé. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 1 tuổi rất dễ bị dị ứng với mật ong gây nên ngộ độc. Vì vậy, chỉ nên sử dụng cách này cho trẻ lớn.
Cho trẻ ăn đường
Vị ngọt của đường sẽ đánh lừa được hệ thần kinh thực quản, giúp bé tránh khỏi cơn nấc cụt. Tuy nhiên, cách này chỉ áp dụng cho các trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên thôi mẹ nhé!
4 món cháo cực bổ dưỡng cho bé còi ăn sáng. Nguồn: Mẹo Vặt Sức Khỏe