Không nên vo gạo kỹ
Nhiều mẹ có thói quen là vo gạo rất kỹ vì sợ bẩn, tuy nhiên thực tế thì việc vo gạo kỹ là không cần thiết. Vo gạo quá kỹ sẽ làm mất đi lượng vitamin B có nhiều ở lớp ngoài vỏ gạo.
Mẹ nên tìm loại gạo còn nguyên cám để nấu cho trẻ hoặc khi vo gạo cần vo nhẹ tay để làm sạch lớp bẩn bên ngoài là được.
Khi nấu tránh để cháo bị trào ra ngoài
Các mẹ cần canh lửa thật chuẩn để tránh bị trào ra ngoài sẽ làm hao hụt đi lượng vitamin B trong gạo. Các mẹ có thể trang bị nồi chuyên dụng nấu cháo để cháo không bị trào hoặc khi nấu bằng bếp ga nên để lửa riu riu.
Nấu cháo bằng nước nóng
Nấu cháo nước lạnh sẽ làm cho hạt gạo trương lên, các chất dinh dưỡng tan hết vào nước và nếu bé ăn cháo đặc sẽ thật lãng phí dinh dưỡng trong cháo.
Các mẹ nên nấu cháo bằng nước sôi thay vì bằng nước lạnh để cháo vừa nở mềm, dẻo mà lại ngon miệng hơn.
Nấu nồi cháo chỉ ăn trong một ngày
Nhiều bà mẹ bận rộn hoặc sợ mất thời gian nên thường nấu một nồi cháo to cho con ăn. Phần còn lại sẽ cho vào tủ lạnh bảo quản, có khi vài ngày. Tuy nhiên với cách làm này, cháo sẽ bị mất đi nguồn dinh dưỡng, ngoài ra, cháo có thể bị ôi thiu khiến trẻ đau bụng, tiêu chảy.
Cách tốt nhất là mẹ chỉ nên nấu nồi cháo trắng cho con ăn trong một ngày. Khi nào cho con ăn thì mới cho thức ăn vào nấu cùng để không bị mất chất.
Cách nấu cháo nhanh
Ủ cháo trong nồi
Bạn vo gạo và nấu cháo như bình thường. Thay vì đợi cháo sôi đến nhừ bạn có thể tắt bếp ngay khi cháo vừa sôi khoảng 5 phút và dùng nắp vung nồi đậy kín lại. Sau 1 tiếng, cháo nở và bạn chỉ việc tiếp tục bật lửa nêm nếm gia vị và cho thêm các nguyên liệu khác vào.
Nấu cháo ngắt quãng
Với cách này, bạn cũng thực hiện vo gạo và nấu cháo bình thường. Khi thấy nước trong nồi sôi chừng 5 phút, bạn tắt bếp. Một lúc sau, lại bật bếp lên và tiếp tục nấu sôi khoảng 5 phút. Đợi thêm một khoảng thời gian, bạn lại tiếp tục bật bếp và nấu tiếp cho đến nhừ.