Thứ sáu, 19/04/2024 | 04:49
RSS

Mẹ bỉm sữa chia sẻ rầm rộ bài viết các kỹ năng cần dạy con để không bị bắt cóc, xâm hại

Thứ hai, 13/03/2017, 17:09 (GMT+7)

Thời gian gần đây, thông tin về bắt cóc trẻ em khiến cho nhiều bậc phụ huynh không khỏi hoang mang, lo lắng. Cha mẹ nên dạy cho trẻ những kĩ năng phòng vệ và ứng phó tránh bị kẻ xấu lợi dụng, bắt cóc.

Trong nỗi đau và sự bức xúc về những vụ xâm hại tình dục trẻ em, hôm nay (13/2), các bố mẹ đã không ngừng chia sẻ bài viết dạy trẻ phòng tránh bắt cóc, xâm hại. Đây là bài viết của TS. Vũ Thu Hương - Chuyên gia tư vấn giáo dục giảng viên khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Sư phạm Hà Nội.

Nội dung của bài viết đó như sau:

“Trước tiên, cha mẹ rất cần cung cấp cho trẻ biết một số các thông tin về các vụ bắt cóc xảy ra gần đây. Việc này là cần thiết nhưng chúng ta nên nói giảm, nói tránh để làm giảm bớt sự lo ngại của các cháu mà vẫn có thể cung cấp thông tin tình hình an ninh xã hội nhằm giúp trẻ hình thành thói quen tự bảo vệ bản thân.

dạy con tránh bị bắt cóc1

Chia sẻ được đăng trải trên mạng xã hội. Ảnh chụp màn hình

Ngoài ra, cha mẹ cần xây dựng một số nguyên tắc trong gia đình và yêu cầu trẻ thực hiện nghiêm túc. Đó là các quy định như:

- Khi muốn đi đâu ra khỏi nhà, nhất thiết cần báo hoặc xin phép cha mẹ.

- Nếu trẻ muốn đi chơi xa, nhất thiết phải xin phép cha mẹ từ trước và có kế hoạch chuẩn bị cho chuyến đi.

- Khi trẻ chờ đợi cha mẹ đến đón ở trường thì cần có một số quy ước. Ví dụ: nếu cha mẹ nhờ ai đó đón hộ thì có một mật mã để trẻ có thể trao đổi với người đón hộ. Điều này sẽ giúp trẻ ngăn ngừa tình trạng có kẻ giả danh người đón hộ mà bắt cóc trẻ để buôn bán.

dạy con tránh bị bắt cóc2

Các nguyên tắc an toàn cho trẻ. Ảnh: Facebook Vũ Hương Thu 

- Dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà cáp của người lạ.

- Nếu có ai đó cần giúp đỡ, yêu cầu trẻ phải chạy đi báo cho các chú công an, cảnh sát hoặc người lớn đến giúp chứ trẻ không trực tiếp tham gia giúp đỡ vì trẻ chưa đủ khả năng này.

- Trẻ cần thuộc các số điện thoại của những người gần gũi nhất như mẹ, bố, ông, bà, anh chị em... Trong trường hợp cần thiết, trẻ tìm cách liên lạc ngay với người thân để có thể được trợ giúp.

- Trẻ không nên tò mò tụ tập tại những nơi công cộng hoặc khi thấy có tai nạn hay sự cố trên đường. Khi thấy có đám đông tụ tập, trẻ nên nhanh chóng trở về nhà thay vì đứng lại để ngóng xem.

dạy con tránh bị bắt cóc3

- Dặn trẻ tuyệt đối không nhận quà cáp của người lạ. Ảnh minh họa

- Đi chơi, trẻ nên đi cùng nhóm bạn độ 3, 4 người. Tuyệt đối tránh những nơi quá đông người hoặc quá vắng vẻ. Tránh nơi có nước.

- Không cho phép trẻ một mình ra ngoài đường khi trời tối.

- Không cho ai động chạm vào phần kín của mình.

- Khi thấy ai đó khả nghi đi theo mình, lập tức đi về phía chú công an và nhờ chú đưa về nhà. Nếu trên đường không có chú công an nào thì chọn một bác phụ nữ già nhất, trông dáng vẻ đang đi chợ để đến gần hỏi han. Kẻ xấu sẽ tưởng trẻ gặp người nhà và bỏ đi.

- Khi bị ai đó bắt thì không hét cứu con với mà hét cháy nhà. Hét thật to và vùng bỏ chạy”.

Chia sẻ với Đời sống Plus, chị Vũ Thu Hương cho biết: "Mỗi một nội dung trên đã được các chuyên gia nghiên cứu và đề xuất. Như quy tắc 4 vòng tròn là do Th.S Lan Hải nghĩ ra, mình chỉ tập hợp lại mà thôi".

Giải thích cho lý do rất nhiệt tình trong quá trình truyền thông về việc lên án những hành động ấu dâm hoặc chia sẻ kỹ năng giúp trẻ tránh bị xâm hại, chị Hương dãi bày: "Tôi có con gái năm nay 17 tuổi rồi. Bản thân tôi lúc nhỏ không bị xâm hại tình dục nhưng sờ mó, sàm sỡ là có, tôi thực sự tổn thương vì điều đó. Khi sinh con ra, tôi trở nên rất nhạy cảm với mọi vấn đề của trẻ, lý do là vì tôi sinh vô cùng khó khăn. Tôi thực sự rất giận khi có ai đó làm hại trẻ con.

Tôi thấy một điều bất ổn nữa là khi gia đình tôi sống ở châu Âu, mọi vấn đề an toàn nói chung và của trẻ em nói riêng được coi trọng ghê lắm. Con tôi được mặc áo phản quang để dạy đi bộ qua đường. Trong khi ở Việt Nam sự an toàn của trẻ nhỏ lại bị coi rẻ lắm, bố mẹ đội mũ bảo hiểm còn con thì không.

Tôi thực sự đau lòng. Làm nghề này, nghe khách tư vấn khóc, tôi không thể chịu nổi đặc biệt là từ những vụ trẻ em bị xâm hại như những ngày qua”.

Clip "Hướng dẫn trẻ cách tự bảo vệ mình, phòng tránh xâm hại tình dục". Nguồn: Mầm Nhỏ

L.H
Theo Đời sống Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

Ngày 1 tháng 6 là ngày gì? Những ngày lễ nào diễn ra vào tháng 6? Hãy cùng Đời sống Việt Nam tìm hiểu thông tin về ngày 1/6 qua bài viết sau đây.