Thứ tư, 24/04/2024 | 02:41
RSS

NASA hân hoan thông báo máy bay du lịch siêu thanh sắp ra mắt

Thứ hai, 27/02/2017, 09:48 (GMT+7)

NASA chia sẻ với truyền thông rằng chiếc máy bay này sẽ tạo ra một cuộc cách mạng hóa du lịch hàng không bằng chiếc máy bay phản lực có thể phá vỡ rào cản về âm thanh.

Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa thử nghiệm thành công mô hình máy bay chở khách siêu thanh thế hệ mới hứa hẹn là “hậu duệ” tiềm năng tiếp nối huyền thoại phi cơ Concorde. 

Máy bay chở khách siêu thanh do tập đoàn Lockheed Martin, Mỹ thiết kế dựa trên công nghệ siêu âm tĩnh (Quiet Supersonic Technolygy) viết tắt là QueSTT cho phép máy bay vận hành ở tốc độ siêu thanh Mach 1.4 với trần bay khoảng 55.000 ft (17.500 m) so với mặt đất.

Mô hình máy bay siêu âm. Ảnh: NASA / Lockheed Martin

Trong suốt 20 năm qua, nhóm kỹ sư ở cơ sở hành không Skunk Works thuộc tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ) không ngừng nghiên cứu công nghệ QueSTT nhằm triệt tiêu tiếng nổ với hy vọng tạo ra âm thanh êm tai thay vì âm thanh nổ khó chịu như phi cơ Concorde.

Đây là dự án đầu tiên trong chuỗi máy bay "X-planes" thuộc sáng kiến Chân trời hàng không mới của NASA đã được cơ quan này thông qua ngân sách vào năm 2016. NASA hy vọng thế hệ máy bay mới này sẽ mở đường cho những chuyến bay siêu âm trong một tương lai không xa.

Quản trị viên dự án, ông Charles Bolden chia sẻ: “NASA đang làm việc chăm chỉ để cải thiện một chuyến bay an toàn hơn và êm hơn, cũng như đi nhanh hơn. Xây dựng một hệ thống hàng không hoạt động hiệu quả hơn”, ông Bolden nói.

NASA muốn tạo ra một cuộc cách mạng hóa du lịch hàng không. Ảnh: Internet

Năm 2016, NASA tuyên bố ký hợp đồng hơn 17 tháng trị giá 20 triệu USD với tập đoàn Lockheed Martin nhằm phát triển thiết kế sơ bộ cho loại máy bay chở khách mới này.

Mục tiêu của NASA là xây dựng một chiếc máy bay có thể bay với tốc độ siêu âm chứ không phải là sự bùng nổ đột phá hiện nay liên quan đến chuyến bay siêu âm.

Theo kế hoạch, quá trình thiết kế và chế tạo máy bay siêu âm không ồn đầu tiên sẽ kéo dài trong vài năm tới. Chuyến bay đầu tiên sẽ khởi hành vào năm 2020.

Xem thêm: Trực tiếp từ ngoài không gian do NASA thực hiện

Hạnh Chi (T/h)
Theo Đời sống Plus