Thứ năm, 16/05/2024 | 20:46
RSS

Mất ngủ có phải mắc bệnh gì không?

Thứ tư, 21/06/2023, 07:09 (GMT+7)

Trong những năm gần đây, số lượng người tìm đến các thuốc điều trị mất ngủ hay phải đi thăm khám vì tình trạng này ngày càng tăng lên và không chỉ ở người trung niên, người cao tuổi mà có cả giới trẻ. Tại sao chứng bệnh này xuất hiện càng nhiều và khó kiểm soát?

1. Mất ngủ là gì?

Mất ngủ hay khó ngủ là tình trạng khó đi vào giấc ngủ hay ngủ không yên giấc, khi thức dậy khó ngủ lại được hay tỉnh dậy nhiều lần giữa đêm và thường kéo dài hơn 30 phút.

Việc mất ngủ có thể khiến khó tập trung vào công việc, thậm chí ngủ gà ngủ gật. Chứng bệnh mất ngủ này kéo dài làm giảm năng suất lao động, ảnh hưởng đến nhan sắc và sự tự tin của mỗi người.

Một người bình thường cần ngủ 7-8 giờ mỗi ngày, chủ yếu là giấc ngủ đêm. Một giấc ngủ chất lượng phải đủ sâu và khi thức dậy thấy cơ thể khỏe khoắn, tỉnh táo.

Tuy nhiên, nếu không ngủ được đủ giấc sẽ khiến chúng ta cảm thấy rất mệt mỏi và làm cho cơ thể bị suy nhược. Theo thống kê, nữ giới bị mất ngủ nhiều hơn nam đặc biệt ở độ tuổi tiền mãn kinh.

Tuy nhiên, đây không phải là bệnh liên quan đến hoocmon mà thường xuất phát từ một bệnh lý nào đó, vì vậy cần nhận định đúng nguyên nhân để điều trị dứt điểm.

mat-ngu-la-gi

2. Nguyên nhân gây mất ngủ là gì?

Người bị căng thẳng, stress; những người phải thay đổi lịch làm việc và sinh hoạt liên tục có thể bị mất ngủ. Ngoài ra, nếu ăn quá no trước khi đi ngủ gây đầy bụng cũng có thể khiến chúng ta mất ngủ. Nếu bạn ở trong môi trường có quá nhiều ánh sáng và tiếng ồn cũng dễ bị mất ngủ.

Một số người bị mất ngủ mạn tính do gặp một vài bệnh sau:

  • Bệnh dị ứng khiến người bệnh bị viêm mũi, tăng sản xuất chất nhày dẫn đến nghẹt mũi, khó thở khi nằm xuống làm cho họ bị khó ngủ.
  • Bệnh viêm khớp khiến chúng ta lo lắng dẫn đến mất ngủ, và dẫn đến bệnh viêm khớp ngày càng trầm trọng hơn.
  • Bệnh tim mạch.
  • Bệnh tuyến giáp: những người bị cường giáp, suy giáp thường xuyên bị mất ngủ do các chức năng trao đổi trong cơ thể bị rối loạn dẫn đến mất ngủ.
  • Bệnh dạ dày, thực quản: những người mắc bệnh về dạ dày thực quản có thể thường xuyên bị ho, khó thở khi nằm xuống, bên cạnh các chứng viêm lợi, ợ hơi, đau họng và hôi miệng.
  • Những phụ nữ ở độ tuổi trung niên thường bị mất ngủ do thay đổi nội tiết tố nên ngủ không ngon giấc.

dau-da-day-gay-mat-ngu

3. Làm gì khi bị mất ngủ?

Để cải thiện tình trạng mất ngủ, chúng ta nên thực hiện một vài hướng dẫn dưới đây:

  • Không nên sử dụng các chất kích thích như cà phê, trà vào buổi tối; tránh ăn quá nhiều đồ cay nóng hay ăn quá no vào buổi tối gây áp lực cho cơ quan tiêu hóa.
  • Trước khi đi ngủ nên nghe một vài bản nhạc nhẹ nhàng, nên loại bỏ những lo âu phiền toái để cơ thể được thư giãn.
  • Có thể tham gia các khóa thiền, tập yoga để các dây thần kinh và mạch máu được thông suốt, cơ thể dẻo dai giúp chữa mất ngủ.
  • Không sử dụng các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, tivi trước khi đi ngủ.
  • Trước khi đi ngủ khoảng 1-2 giờ, bạn có thể tắm nước ấm có chứa tinh dầu để cơ thể thư giãn, tránh tắm nước lạnh hay quá sát giờ đi ngủ.
  • Nên thức giấc đúng giờ và ăn sáng để có sức khỏe tốt nhất, tránh ngủ quá nhiều vào ban ngày.
  • Hãy sắp xếp không gian phòng ngủ của bạn một cách ấm cúng, đơn giản nhưng yên tĩnh và mát mẻ vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.

Nếu thường xuyên bị chứng mất ngủ làm phiền, bạn có thể tìm hiểu sử dụng một vài sản phẩm thảo dược có nguồn gốc tự nhiên như lạc tiên, hạt sen, tam thất, đương quy, thục địa… giúp bồi bổ cơ thể, phục hồi sức khỏe tự nhiên, dưỡng tâm, an thần, mang đến giấc ngủ tự nhiên mà không lo bị lệ thuộc.

thông tin tư vấn

DS. Thúy Quỳnh
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại