Thứ hai, 25/11/2024 | 14:01
RSS

Chữa dứt điểm mất ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già

Thứ sáu, 07/04/2023, 06:36 (GMT+7)

Người già mất ngủ thường xuyên sẽ gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần. Vậy đâu là bí quyết giúp người cao tuổi nhanh chóng lấy lại được giấc ngủ ngon. Mời bạn tham khảo thông tin bài viết sau đây!

Khoảng 48% những người trên 50 tuổi bị mất ngủ hoặc có biểu hiện khó duy trì giấc ngủ và thường xuyên tỉnh ngủ vào sáng sớm, gặp khó khăn trong việc ngủ lại.

Khoa học chỉ ra rằng khinão bộ không được cung cấp đầy đủ oxy và dưỡng chất sẽ gây nên một số rối loạn ở hệ thần kinh và đó là nguyên nhân chính của chứng mất ngủ ở người cao tuổi.

dieu-tri-mat-ngu-o-nguoi-cao-tuoi

1. Dấu hiệu nhận biết chứng mất ngủ ở người già

Mất ngủ là căn bệnh khá phổ biến ở người cao tuổi, không chỉ riêng Việt Nam mà còn nhiều nơi trên thế giới Khi người cao tuổi bị mất ngủ sẽ gặp phải những dấu hiệu như sau:

  • Không buồn ngủ, khó đi vào giấc ngủ, nằm nhiều giờ vẫn không ngủ được
  • Ngủ chập chờn, không sâu. Tiếng động nhẹ cũng thức giấc.
  • Thức ngủ nhiều lần trong đêm
  • Ngủ hay mê sảng
  • Nửa đêm thức giấc trằn trọc không ngủ tiếp được , gần sáng lại thiếp đi
  • Mỗi lần tỉnh giấc cần từ 30p – 1 tiếng để ngủ trở lại, thậm chí thức trắng đêm
  • Thức dậy quá sớm (trước 4h), không ngủ lại được
  • Sáng dậy thiếu ngủ mệt mỏi, uể oải. Ban ngày buồn ngủ, ngủ gà ngủ gật, lờ đờ cả ngày

2. Nguyên nhân khiến người già thường xuyên bị mất ngủ

2.1. Thói quen sinh hoạt, ăn uống không điều độ

chat-kich-thich-gay-mat-ngu

Chế độ ăn uống, sinh hoạt không khoa học cũng là một trong những nguyên nhân thường xuyên dẫn đến mất ngủ ở người cao tuổi

Ăn uống không đủ chất, không đúng giờ, đặc biệt là thường xuyên uống rượu bia hay các chất kích thích như: cà phê, trà đặc, nước uống có ga… cũng dễ khiến cho người bệnh bị khó ngủ, mất ngủ.

Ngoài ra, việc ít hoạt động hay không tập thể dục cũng làm cho các cơ xương khớp kém linh hoạt, dẫn đến cơ thể trì trệ, kém linh hoạt, gây cảm giác khó ngủ cho người cao tuổi.

2.2. Do ảnh hưởng của tuổi tác

Khi bắt đầu bước sang độ tuổi 50, sức khỏe sẽ có dấu hiệu giảm sút rõ rệt, các chức năng quan trọng của 5 tạng: Can, Tỳ, Phế, Tâm, Thận bị lão hóa khiến cho người già bị khó ngủ, ngủ không sâu giấc và thời lượng ngủ giảm rõ rệt.

Người già thường xuyên gặp tình trạng khó ngủ về đêm hay thức dậy sớm, giấc ngủ chập chờn, không sâu... Ở độ tuổi này, mọi người có khuynh hướng mặc định việc mất ngủ là do tuổi tác mà không quan trọng tìm hiểu nguyên nhân hay cách khắc phục.

2.3. Ảnh hưởng của bệnh tật

do-huyet-ap-o-nguoi-gia

Người cao tuổi thường hay mắc các chứng bệnh có liên quan trực tiếp đến việc rối loạn giấc ngủ, phổ biến là các bệnh như sau:

  • Bệnh Xương khớp mãn tính gây ra các cơn đau nhức, tái phát nhiều lần và không cố định thời gian, gây ảnh hưởng trầm trọng đến giấc ngủ, ngủ không sâu giấc vì đau đớn, thậm chí là mất ngủ.
  • Bệnh Viêm phế quản mãn tính, gây ho kéo dài, hen suyễn hay các bệnh liên quan đến đường tiêu hoá như; dạ dày, đại tràng, tiều đường, tiểu đêm…là nguyên nhân khiến giấc ngủ ban đêm của người già bị gián đoạn, ngủ không ngon.
  • Bệnh lý liên quan đến tim mạch: vấn đề tim mạch hay những cơn suy tim gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng giấc ngủ cũng như gây mất ngủ cho người bị bệnh.

2.4. Mất ngủ do lạm dụng thuốc hoặc dược phẩm

Có một bộ phận lớn người cao tuổi đang sử dụng các loại thuốc điều trị bệnh mãn tính khác mà vô tình gây ra hậu quả mất ngủ. Một số loại thuốc có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ ở người cao tuổi, chẳng hạn như:

  • Thuốc lợi tiểu cho người bị cao huyết áp hoặc tăng nhãn áp.
  • Thuốc kháng cholinergic dùng cho những người mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
  • Thuốc hạ áp.
  • Corticosteroid (prednisone) dùng cho người bị viêm khớp dạng thấp.
  • Thuốc chống trầm cảm.
  • Thuốc ức chế histamin trên thụ thể H2 – ví dụ: Zantac hay Tagamet – dành cho bệnh trào ngược dạ dày thực quản (GERD) hoặc loét dạ dày tá tràng.
  • Thuốc levodopa điều trị Parkinson.
  • Thuốc adrenergic dùng trong tình trạng đe dọa tính mạng như hen suyễn hoặc tim ngừng đập.

2.5. Một số nguyên nhân khác

mat-ngu-o-nguoi-cao-tuoi

Do môi trường: ô nhiễm tiếng ồn, không gian ngủ thiếu trong lành, thoáng mát hoặc nơi ở chật chội... cũng là nguyên nhân dẫn đến khó ngủ, rối loạn giấc ngủ ở người già.

Ở người cao tuổi, trầm cảm và hay lo âu, suy nghĩ kéo dài cũng có thể là nguyên nhân gây ra mất ngủ.

Các nguyên nhân liệt kê ở phía trên là các yếu tố nguy cơ khiến chongười cao tuổi dễ mắc phải chứngmất ngủ.

Tuy nhiên, nguyên nhân thực sựcủa 90% người già mất ngủlà do gặp vấn đề về tuần hoàn não cụ thể là thiếu máu não, não không được tưới máu đầy đủ dẫn đến thiếu oxy và dưỡng chất từ đó gây suy nhược hệ thần kinh trung ương gây ra chứng mất ngủ.

3. Mất ngủ ở người già gây hậu quả gì?

100% người già coi bệnh mất ngủ thường xuyên là do tuổi tác và có khuynh hướng chấp nhận “sống chung” với bệnh mà không tìm hiểu cặn kẽ nguyên nhân của bệnh lý. Chính sự “chấp nhận và bằng lòng” đó gây ra những ảnh hưởng xấu tới sức khỏe và tinh thần cho người cao tuổi.

Một số hậu quả có ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của người cao tuổi khi bị mất ngủ như:

  • Gây suy giảm hệ miễn dịch: Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không sâu giấc có thể làm gián đoạn hệ thống miễn dịch và tạo “cơ hội” cho virus tấn công vào cơ thể. Từ đó làm cho hệ miễn dịch bị suy giảm.
  • Gây suy giảm trí nhớ: Mất ngủ dẫn đến sự suy giảm hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh bị mệt mỏi, căng thẳng và không thể tập trung vào công việc. Với những người bị mất ngủ thì tỷ lệ suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường.
  • Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Mất ngủ lâu ngày khiến cho cơ thể mệt mỏi rất dễ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy hơi…
  • Mất ngủ có thể gây ra bệnh tim: Theo nghiên cứu về giấc ngủ tại Đại học Y khoa Harvard kết luận: Những người ngủ dưới 5 giờ mỗi đêm sẽ tăng rủi ro bị cơn suy tim tới 40% so với người ngủ 8 giờ. Nếu không ngủ vào ban đêm tức là cơ thể đang ức chế quá trình sản sinh ra các hormone điều chỉnh và gây hại cho hệ tim mạch. Đây cũng chính là một trong những lý do gây nhồi máu cơ tim ở người cao tuổi.
  • Mất ngủ, khó ngủ có thể gây ra bệnh đột quỵ: Tình trạng mất ngủ kéo dài có thể tăng nguy cơ đột quỵ đe dọa rất lớn đến tính mạng và sức khỏe con người.
  • Mất ngủ, khó ngủ gây tăng huyết áp: Với những người ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm sẽ có nguy cơ mắc bệnh huyết áp cao gấp 2 lần so với những người đủ giấc.
  • Mất ngủ lâu ngày có thể biến chứng gây ra bệnh ung thư: Với phụ nữ, mất ngủ kéo dài làm gia tăng nguy cơ mắc ung thư vú, còn với nam giới có thể gia tăng nguy cơ mắc ung thư tiền liệt tuyến cao hơn người bình thường.

4. Cách khắc phục tình trạng mất ngủ ở người già

Để khắc phục tình trạng mất ngủ ở người già có rất nhiều phương pháp, tuy nhiên những thay đổi trong cuộc sống hàng ngày chính là những ưu tiên hàng đầu để giúp người bệnh điều chỉnh lại thời gian sinh học của bản thân.

Một số những lưu ý trong chế độ sinh hoạt người cao tuổi bị chứng mất ngủ nên chú ý:

4.1. Thay đổi thói quen sinh hoạt và lối sống khoa học

the-duc-the-thao-chua-mat-ngu

  • Dành 30 phút để cơ thể được nghỉ ngơi, thư giãn trước khi lên giường. Có thể thực hiện massage toàn thân, ngâm chân trong nước ấm thư giãn trước khi ngủ.
  • Lập thời gian buổi cho giờ đi ngủ và thức dậy đúng đồng hồ sinh học
  • Tắm nước ấm, thư giãn cơ thể và không nên tắm quá khuya nhất là từ sau 21h trở đi.
  • Không nên ăn quá no sau 20h và hạn chế ăn đồ béo nhiều dầu mỡ
  • Uống các loại trà thảo mộc có tác dụng an thần hàng ngày
  • Thường xuyên tập thể dục vào mỗi buổi sáng khi thức dậy
  • Hạn chế tối đa các chất kích thích: cà phê, nhiều loại trà, sô-cô-la và một số loại nước ngọt có ga…
  • Tham khảo một số chế độ ăn uống khoa học dành cho người cao tuổi,nên ăn nhiều mầm lúa mì, các loại rau củ: cải xoăn, bông cải xanh, bí đỏ.., hoa quả: chuối, bơ, cam, nho… và các loại hạt: hạt điều, óc chó…

4.2. Kiểm soát các bệnh lý ảnh hưởng đến giấc ngủ

Điều trị triệt để các bệnh lý như: Xương khớp, tim mạch, bệnh hô hấp… sẽ khiến tình trạng mất ngủ được cải thiện rõ rệt.

Những lưu ý trên thường có tác dụng bổ trợ trong các trường hợpmấtngủ nhẹ hoặc giúp người cao tuổi duy trì cuộc lối sống khoa học, giúp ích cho quá trình điều trị bệnh mất ngủ. Trong trường hợp bệnh nhân có triệu chứng mất ngủ kéo dài, mất ngủ trầm trọng có thể tìm đến các phương pháp chữa trị dành riêng cho chứng bệnh mất ngủ mãn tính.

5. Người già mất ngủ nên uống thuốc gì?

Điều trị bằng thuốc có thể là dùng thuốc Tây y hoặc Đông y. Thuốc Tây y phù hợp với người bệnh mất ngủ cấp tính trong thời gian ngắn. Ngược lại, thuốc Đông y sẽ rất phù hợp với người cao tuổi bị mất ngủ lâu dài.

5.1. Phương pháp sử dụngTây Y

Điều trị bệnh mất ngủ cho người cao tuổi, trong Tây Y thường sử dụng các loại thuốc như:

  • Thuốc ngủ: Gồm có các thuốc như Phenobarbital, Zolpidem...
  • Thuốc kháng histamin: Gồm có các thuốc như Promethazine, Dimedrol, Clorpheniramin...
  • Thuốc an thần kinh mới: Gồm có các thuốc như Olanzapine, Quetiapine, Amisulpride...
  • Thuốc chống trầm cảm 3 vòng, đa vòng: Gồm có các thuốc như Clomipramine, Mirtazapine...

Hầu hết các dòng thuốc Tây y đều có công dụng nhanh, giúp người có thể thoát khỏi tình trạng mất ngủ tức thì. Tuy nhiên, sử dụng thuốc Tây Y điều trị bệnh mất ngủ cần thận trọng này gây ra một số tác dụng phụ như khô miệng, đắng miệng, hại thận gây táo bón, bí tiểu, mệt mỏi, ảnh hưởng đến trí não… Cũng như các loại tân dược khác, thuốc Tây y trị mất ngủ sẽ gây hại gan thận rất nhiều.

thuoc-tay-chua-mat-ngu

Ngoài ra, nếu lạm dụng thuốc Tây y nhiều sẽ gây ra tình trạng phụ thuộc vào thuốc, nhờn thuốc do cần tăng liệu lượng sau một thời gian sử dụng lâu dài. Đặc biệt, chi phí dành thuốc Tây Y khá cao cũng là một trở ngại với nhiều bệnh nhân.

5.2. Phương pháp sử dụng Đông Y

Theo Đông Y, 90% nguyên nhân gây mất ngủ là do thiếu máu lên não, điều trị thiếu máu chủ yếu tập trong vào việc bồi bổ chức năng của tạng bị suy giảm, chính vì vậy điều trị mất ngủ trước tiên cần quan tâm đến vấn đề bồi bổ, hoạt huyết khí huyết trong cơ thể.

Tuy nhiên, nếu bệnh nhân đang mắc chứng mất ngủ mãn tính thì sử dụng Đông Y Hoạt huyết thôi chưa đủ. Thị trường thuốc Đông y tràn lan sản phẩm tác dụng không rõ rệt. Chỉ sản phẩm hoạt huyết chuyên dành cho ngườimất ngủ Ngự y mật phương -Đông y thế hệ 2, được sản xuất theo công thức bí truyền tại nhà máy dược phẩm đạt chuẩn GMP-WHO mới hiệu quả thực sự, thậm chí vượt trội tân dược trong nhiều trường hợp. Trong đó:

Đông Y thế hệ 2 là các sản phẩm được nghiên cứu kỹ lưỡng, ứng dụng quy trình sản xuất hiện đại, có nhiều tiêu chí khắt khe. Sản phẩm mang lại hiệu quả rõ rệt hơn các sản phẩm Đông y thế hệ 1 truyền thống, hiệu quả so sánh tương đương thậm chí vượt trội so với tân dược trong nhiều trường hợp.

Ngự y mật phươnglà phương pháp mật truyền từng được các Ngự y tài giỏi nhất sử dụng để chữa chứng mất ngủ cho bậc Vua Chúa, quan lại đại thần và hoàng thân quốc thích. Phương pháp này đặc biệt hiệu quả, đã được chứng minh qua lịch sử nghìn năm, nhưng lại không hề phổ biến, công khai.

Người cao tuổi bị mất ngủ rất cần một giải phápmang lại hiệu quả vượt trội như sản phẩmNgự Y Mật Phương - Đông y thế hệ 2, cảm nhận những tiến triển tích cực nhanh chóng chỉ sau 2-5 ngày sử dụng đầu tiên. Hiệu quả không chỉ là cải thiện giấc ngủ mà còn bồi bổ khí huyết, tốt cho não bộ, tốt cho sức khoẻ toàn cơ thể.

Nếu bạn hoặc người thân đang gặp các triệu chứng về mất ngủ, ngủ chập chờn hoặccó thắc mắc bệnh lý cần được giải đáp, vui lòng liên hệ tới HOTLINE 0818.122.122 để được Dược sĩ Nhất Nhất tư vấn trực tiếp và miễn phí!

 

DS. Hiền Nguyễn
Theo Giáo dục & Cuộc sống/Giáo dục & Thời đại