Thứ năm, 25/04/2024 | 15:20
RSS

Mách mẹ mẹo chăm con khi bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ vào mùa

Thứ ba, 22/09/2020, 16:49 (GMT+7)

Thời điểm giao mùa cũng là khi trẻ đã vào năm học mới khiến bệnh tay chân miệng rất dễ bùng phát. Các mẹ nên trang bị kiến thức về bệnh để giữ cho con sức khỏe tốt nhất

bệnh tay chân miệng

Bố mẹ phải lưu ý chăm trẻ khi vào mùa dịch bệnh tay chân miệng

Nguyên nhân gây bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày.

Bệnh tay chân miệng lây lan khi bệnh nhân tiếp xúc trực tiếp với các loại virus truyền nhiễm gây bệnh. Các virus có thể lây lan khi những người khoẻ mạnh tiếp xúc với bề mặt hoặc đồ vật do người bị nhiễm bệnh chạm vào.

Các loại virus này được tìm thấy trong dịch mũi và cổ họng (nước bọt, đờm, hoặc nước nhầy ở mũi), dịch ở chỗ phồng rộp hoặc thông qua đường tiêu hoá (do ăn phải thức ăn nhiễm virus) hay thông qua phân (do tiếp xúc nhà vệ sinh có chứa virus gây bệnh).

Dấu hiệu khi trẻ bị tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng sẽ có một khoảng thời gian ủ bệnh, thông thường là 3-7 ngày. Sau đó cơ thể trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng sớm như: 

Giai đoạn khởi phát

Giai đoạn khởi phát bắt đầu với các triệu chứng dễ nhận thấy gồm:

  • Trẻ bị sốt, mệt mỏi, sốt nhẹ (37,5-38 độ C) hoặc bị sốt cao (38-39 độ C)
  • Đau họng
  • Tổn thương, đau rát ở miệng
  • Chảy nước bọt nhiều
  • Biếng ăn
  • Tiêu chảy vài lần trong ngày.

Giai đoạn toàn phát

Giai đoạn toàn phát (thường bắt đầu sau 1 – 2 ngày khởi phát bệnh), trẻ bắt đầu xuất hiện các triệu chứng điển hình như:

bệnh tay chân miệng

Dấu hiệu điển hình của bệnh tay chân miệng

Loét miệng:

Các nốt đỏ bắt đầu xuất hiện trong miệng, nhất là quanh lưỡi, lợi và mặt trong má. Đầu tiên, những nốt này có kích thước nhỏ, sau nhanh chóng phát triển thành những vết loét lớn có màu vàng xám, bao quanh là một vòng tròn đỏ. Thường sẽ có từ 5-10 vết trong miệng. Những vết loét miệng này sẽ hết trong vòng 5-7 ngày.

Nổi ban trên da:

Sau khi các nốt loét trong miệng xuất hiện sẽ thấy nổi những nốt nhỏ màu đỏ trên da. Những vị trí hay gặp những nốt này nhất là ở ngón tay, lòng bàn tay, lòng bàn chân và thỉnh thoảng gặp ở mông và háng. Những nốt này có kích thước khoảng 2-5mm, ở giữa có màu xám sẫm và có hình bầu dục.

Những nốt này thường không đau và không ngứa, mặc dù chúng có thể trở thành những mụn nước nhỏ, đôi khi gây đau và tức. Điều quan trọng là không được làm vỡ những nốt này, vì có thể khiến bệnh lây lan. Các nốt ban trên da và mụn nước có thể kéo dài tới 10 ngày

Sốt cao

Nếu tình trạng bệnh nhẹ, sau 7-10 ngày chăm sóc tại nhà, trẻ sẽ hồi phục sức khỏe hoàn toàn. Trường hợp bé sốt cao (trên 39 độ C) kéo dài hơn 48 giờ kèm theo các biểu hiện như ói, tay chân run rẩy, co giật, tim đập nhanh, khó thở, da nổi vằn, gia đình cần đưa trẻ nhập viện ngay lập tức.

Cách điều trị và chăm sóc trẻ nhỏ bị bệnh tay chân miệng

Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ chưa có thuốc đặc trị hay vacxin phòng bệnh. Cách điều trị bệnh chủ yếu là điều trị triệu chứng, chăm sóc bệnh nhân tại nhà và sử dụng các loại thuốc hạ sốt, giảm đau, bù đủ nước cho cơ thể theo hướng dẫn của bác sĩ.

  • Trường hợp bé bị sốt cao, mẹ có thể sử dụng thuốc hạ sốt paracetamol hoặc miếng dán hạ sốt. Lưu ý, tuyệt đối không sử dụng thuốc có chứa thành phần Aspirin.

Miếng dán hạ sốt Sakura trong thành phần có Hydrogel thân nước làm mát lạnh tự nhiên, hoạt động theo cơ chế hấp thu nhiệt từ cơ thể khuyếch tán ra ngoài, giúp hạ nhiệt, hạ sốt cho bé. Đặc biệt, miếng dán hạ sốt Sakura không gây dị ứng, an toàn cho cả trẻ sơ sinh và có tác dụng làm mát dịu trong suốt 10 tiếng sử dụng. 

bệnh tay chân miệng
Dùng miếng dán hạ sốt Sakura giúp hạ nhiệt, làm mát lạnh tự nhiên
  • Về chế độ ăn hằng ngày cần đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng, bù nước kịp thời đề phòng tránh mất nước, hạ đường huyết. Đối với trẻ bú mẹ cần tăng cường cho bé bú thành nhiều lần trong ngày.
  • Với trẻ lớn hơn cần kiêng các loại thức ăn có thể khiến trẻ đau rát, tổn thương miệng như thức ăn nóng, đặc. Thay vào đó, bố mẹ nên cho trẻ ăn các thức ăn loãng, nguội, dễ tiêu hóa như cháo loãng, sữa, sữa hạt, chè đỗ…

Cách phòng tránh bệnh tay chân miệng cho trẻ

Bệnh tay chân miệng bùng phát mạnh nhất vào giai đoạn chuyển mùa. Bệnh chủ yếu xuất hiện ở những khu vực đông người như trường học, nhà trẻ... Vì vậy, bố mẹ cần nắm được những cách phòng ngừa bệnh kịp thời để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh, gây tổn thương cho bé.

bệnh tay chân miệng

Bố mẹ nên hướng dẫn trẻ rửa tay đúng cách:
  • Hướng dẫn trẻ rửa tay thường xuyên với xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh.
  • Người lớn nên làm sạch đồ chơi cho trẻ thường xuyên bằng xà phòng hoặc dung dịch sát trùng.
  • Tránh ôm hôn trẻ, không nên dùng chung quần áo, đồ dùng cá nhân của các trẻ.
  • Khi trẻ bệnh, nên cho trẻ nghỉ ở nhà, không ra chỗ đông người.
  • Hướng dẫn trẻ che miệng và mũi khi hắt hơi, ho.
  • Theo dõi tình trạng bệnh và chăm sóc y tế kịp thời. Nếu trẻ có các biểu hiện bất thường như sốt cao, li bì, mất tỉnh táo cần nhập viện ngay lập tức.

Miếng dán hạ sốt Sakura đã có bán tại các nhà thuốc

bệnh tay chân miệngCho cảm giác mát lạnh, làm dịu ngay cơn sốt

Công dụng: Giúp hạ nhiệt, hạ sốt, giảm đau, đau đầu, đau cơ bắp, say nắng. Ngăn ngừa các cơn co giật. Miếng dán lạnh dùng được cho trẻ sơ sinh.

Số Giấy chứng nhận đăng ký lưu hành trang thiết bị y tế: 22/2013/BYT-TB-CT

Tổng đài tư vấn miễn phí: 1800.6689

 

Thu Hà
Theo Đời sống Plus/GĐVN